Hoàng hôn thung lũng Waghi (Papua New Guinea). Ảnh: Stephen Walford
Papua New Guinea - vùng đất nông nghiệp được UNESCO công nhận như một di sản văn hóa thế giới và là điểm đến của nhiều du khách.
Papua New Guinea từ lâu đã nổi tiếng là một trong những nơi có nền văn hóa đa dạng phong phú và luôn hấp dẫn với nhiều nhà thám hiểm phương Tây. Bên cạnh hình ảnh của một đất nước với phong cảnh hùng vĩ và những truyền thống lâu đời, Papua New Guinea cũng ghi dấu ấn qua các phương thức nông nghiệp phát triển lâu đời nhất trên thế giới.
Lịch sử của vùng cao nguyên xa xôi
Cao nguyên phía Tây của Papua New Guinea là một trong những biên giới cuối cùng khi người ta nhắc đến các cuộc khám phá của người phương Tây. Địa hình hiểm trở và gần như không thể tiếp cận được, nơi đây từng được xem như địa điểm không có người sinh sống.
Chỉ tới khi các nhà thám hiểm đã mạo hiểm để vào khu vực này vào đầu những năm 1930 thì một thế giới hoàn toàn khác đã được hé lộ. Ở đó, họ phát hiện ra một địa hình hỗn hợp xen kẽ các thung lũng và lưu vực, có những khu vườn được dân bản địa trồng trọt và chăm sóc kĩ lưỡng.
Trong số các thung lũng này có Thung lũng Waghi phía trên gần đỉnh Hagen nơi có độ cao 1600m so với mực nước biển. Từ đây, các nhà thám hiểm đã tìm thấy một địa điểm khảo cổ nổi tiếng.
Đầm lầy Kuk được chụp vào năm 1972. Ảnh: Russell Blong
Đầm lầy Kuk
Khi các nhà thám hiểm tiến sâu hơn vào khu vực cao nguyên, họ đã sớm nhận ra sự hình thành của nền nông nghiệp lâu đời, đặc biệt là Đầm lầy Kuk của Thung lũng Waghi.
Đầm lầy nằm trong vùng đất ngập nước canh tác nông nghiệp và từ các cuộc khai quật khảo cổ người ta đã sớm phát hiện ra hệ thống thoát nước và đường hầm có niên đại hơn 9000 năm lịch sử. Theo nghiên cứu, người dân trong vùng đã trồng khoai môn, sử dụng các hệ thống kênh mương tiêu thoát nước được đào bằng các dụng cụ làm từ gỗ và các phương pháp canh tác liên quan đến đào, trồng và buộc cây.
Sau đó, chuyến điều tra khảo cổ cho thấy khu vực này cũng từng là địa điểm trồng chuối và mía từ 6900 đến 6400 năm trước, đồng thời người ta cũng phát hiện ra việc đào đá, mài đá và các vật dụng nhỏ khác.
Có thể kết luận rằng, đầm lầy Kuk là một trong ít nơi còn sót lại trên thế giới cho thấy sự phát triển nông nghiệp một cách độc lập và những thay đổi liên quan đến canh tác nông nghiệp trong một thời gian khá dài.
Năm 2008, đầm lầy Kuk chính thức được UNESCO công nhận là di sản thế giới duy nhất ở Papua New Guinea, và là một trong 37 khu vực duy nhất ở khu vực Châu Đại Dương được du khách yêu thích.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.