Đoạn video được Trung tâm Nghiên cứu Keldysh công bố. Video: Facebook / ROSCOSMOS.
“Trong tương lai gần, việc đến được Sao Hỏa là điều hoàn toàn có thể. Thế nhưng, đó không phải mục tiêu của lên lửa mới. Động cơ của chúng tôi sẽ là nền tảng cho rất nhiều sứ mệnh vũ trụ khác nhau với tiềm năng tưởng như chỉ có trọng phim khoa học viễn tưởng”, ông Vladimir Koshlakov – người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Keldysh (Moscow) nói với tờ Rossiyskaya Gazeta.
Theo RT, vào năm 2009, viện nghiên cứu vốn nổi danh với sản phẩm pháo phản lực Katyusha hồi Thế chiến 2 đã bắt đầu tìm tòi, chế tạo một hệ thống đẩy mới cho tên lửa. Tuy không tiết lộ về tên của động cơ mới cũng như ngày ra mắt, ông Koshlakov khẳng định động cơ của Keldysh “sẽ vượt xa trình độ phát triển công nghệ và khoa học hiện tại trên thế giới”.
“Tái sử dụng là ưu tiên hàng đầu”, ông Koshlakov nói. “Chúng ta phải phát triển các động cơ không cần tinh chỉnh hay sửa chữa nhiều lần mỗi 10 lần bay. Ngoài ra, động cơ này cần phải có khả năng cất cánh 48 giờ ngay sau lần bay trước đó. Đây là điều mà thị trường hàng không vũ trụ đang mong mỏi.”
Được biết, khi được hỏi về khả năng động cơ của Trung tâm Keldysh trước các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty vũ trụ tư nhân đầy năng động như SpaceX của tỷ phú Elon Musk – vốn cũng đang lên kế hoạch đặt chân tới Sao Hỏa, ông Koshlakov nhận định: “Elon Musk đang sử dụng các công nghệ có sẵn, được phát triển từ rất lâu về trước. Ông ấy là một doanh nhân nên việc của ông ấy là sử dụng một giải pháp hiện có và áp dụng vào công việc của mình một cách thành công. Bên cạnh đó, Elon Musk cũng đang nhờ cậy sự trợ giúp của chính phủ để phát triển công nghệ của mình”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.