Bên trong vườn trồng atiso giúp nông dân Đà Lạt thu trăm triệu

Thứ tư, ngày 15/03/2017 11:05 AM (GMT+7)
Giá bông tươi có thời điểm đến 500.000 đồng/kg, atiso đang giúp nhiều nông dân Đà Lạt làm giàu vì loại cây này được tận thu từ thân, lá và hoa.
Bình luận 0

img

Ông Lan (xã Xuân Thọ, TP  Đà Lạt) sở hữu 7 sào trồng cây atiso thương phẩm đã hơn 4 năm. Đây chính là nguồn thu nhập lớn nhất của cả gia đình. Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông thu về hơn 400 triệu đồng.  

img

Mỗi sào trồng loại cây này nông dân đầu tư khoảng 30 triệu đồng/năm, cho thu nhập khoảng 90 triệu đồng. Loại cây này có lợi thế là "tận thu" từ thân, lá, rễ và hoa.     

img

Diện tích atiso tại Đà Lạt đang ngày càng thu hẹp để phát triển các mô hình nhà lưới, nhà kính trồng, rau, hoa theo phương pháp nông nghiệp công nghệ cao. Do vậy, nông sản này nhiều thời điểm tăng giá đột biến nhưng nông dân vẫn không có để bán.  

img

Theo thông tin từ Hội Nông dân TP Đà Lạt, địa phương hiện có khoảng 100 ha atiso.  

img

Theo các nông dân, để tối ưu năng suất, giá trị của loại cây trồng khó tính này, khi cây còn nhỏ, người trồng kết hợp trồng cải con xen kẽ để có thêm thu nhập.  

img

Người phụ nữ này cho biết trước đây nhà bà có trồng atiso nhưng đầu ra không ổn định. Gia đình phá vườn để sản xuất nhiều loại rau củ khác nhưng giá cả cũng bấp bênh. Bà quay lại trồng loại cây này khi có đơn vị về đầu tư để thu mua làm dược liệu.  

img

 Nếu trước đây chỉ bán hoa khô thì bây giờ toàn bộ cây atiso đều được thu mua hết. Giá hoa khô thấp nhất từ 250.000 đồng/kg. Hoa tươi có thời điểm sốt giá được bán tới hơn 500.000 đồng/kg.  

img

 Do giá trị của loại này cao nên nông dân trồng phải sử dụng rào lưới che chắn, nhất là trong giai đoạn cây ra hoa, để chống trộm.

img

 Khi vào giai đoạn thu hoạch thì cách 20 ngày sẽ thu lá một lần. Mỗi cây atiso có thể cho 4-8 lá mỗi lần hái.    

img

Cây atiso sau khi được thu mua sẽ được chế biến thành dược liệu, cụ thể là thân và hoa được dùng để nấu cao, làm trà; chiết xuất từ lá cây cũng có thể chế biến thành dược liệu cải thiện chức năng gan.  

img

Bà Thu Vân, đại diện Công ty Ladophar, cho biết công ty đang liên kết với 55 hộ trồng theo chuẩn VietGAP, 3 hộ theo tiêu chuẩn GACP, với tổng cộng 50 ha. Thuận lợi của nông dân trồng atiso tại Đà Lạt là cây này được du nhập vào Đà Lạt từ rất sớm (năm 1958). Người dân đã quen và có kinh nghiệm trong việc trồng loại cây này. Cây atiso trồng tại Đà Lạt có hàm lượng các hoạt chất cao nhất so với những nơi khác.   

Thái Nguyễn (Zing)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem