Bệnh viện quốc tế
-
Công ty Cổ phần TTH Group được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án Bệnh viện Quốc tế Huế với kinh phí hơn 800 tỷ đồng.
-
Hội đồng quản trị Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã có quyết nghị tăng quy mô giường bệnh của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên từ 200 giường bệnh lên 450 giường bệnh.
-
Theo luật sư, pháp luật Việt Nam hiện chỉ quy định hai hình thức bệnh viện là bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa, chứ không có quy định về bệnh viện quốc tế. Vì thế, cơ quan chức năng cần sớm xây dựng quy định để tránh việc đặt tên tùy tiện dẫn tới gây nhầm lẫn cho người dân.
-
Chuyện gọi tên trường hay bệnh viện “quốc tế”, “cao cấp”… đang là một sự loạn, đầy bát nháo ở nước ta.
-
Sở Y tế TP.Hà Nội hiện không thống kê được trên địa bàn có bao nhiêu phòng khám gắn tên “quốc tế”. Tuy nhiên, đại diện đơn vị này khẳng định, sắp tới sẽ không cấp phép mới cho những phòng khám có thêm chữ “quốc tế”.
-
Đại diện một số bệnh viện, phòng khám có gắn mác “quốc tế” khẳng định họ không được tổ chức nào công nhận là bệnh viện hay phòng khám đạt chuẩn quốc tế. Chữ “quốc tế” được gắn lên bảng hiệu đều do họ tự gắn. Thậm chí có đơn vị còn tiết lộ việc đặt tên có chữ “quốc tế” chỉ để tiện... làm truyền thông.
-
Tiếp theo loạt bài “Ồ ạt tự phong bệnh viện quốc tế”, trong kỳ 1 phóng viên Dân Việt đã có khảo sát một số bệnh viện, phòng khám mang mác “quốc tế” tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, nhiều bệnh viện, phòng khám có gắn mác “quốc tế” nhưng thực tế bác sỹ, nhân viên y tế đều phải hợp tác, “thuê” từ các bệnh viện công.
-
Tại các thành phố lớn, nhiều bệnh viện, phòng khám được gắn tên “quốc tế” có mức phí khám chữa bệnh cao gấp 5 – 10 lần cơ sở công lập. Thế nhưng, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh liệu có đạt chất lượng, đẳng cấp quốc tế như lời quảng cáo?
-
Lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và BV Đa khoa Bảo Sơn đều khẳng định, bệnh viện đã làm đúng quy trình trước sự việc ông Trần Văn Phú ở Nghệ An khiếu nại “mổ còn nguyên khối u”.