Vào tháng 6.2009, Hãng hàng không quốc gia của Pháp – Air France trải qua một thảm họa kinh hoàng nhất từ trước đến nay trong lịch sử của mình. Chuyến bay mang số hiệu 447 rơi xuống biển Đại Tây Dương, toàn bộ 228 hành khách cùng phi hành đoàn bị thiệt mạng.
Air France đang trong quá trình nâng cấp toàn bộ đội bay của mình khi chuyến bay 447 bay vào cơn bão Đại Tây Dương. Khi ống Pitot của chiếc máy bay ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống tự động sẽ bị ngắt, bắt buộc phi công phải tự lái.
Sau hơn 3 tiếng đồng hồ để chế độ tự lái, phi hành đoàn đột nhiên đối mặt với một lượng thông tin quá tải.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2017/images/2017-07-06/149927777617033-134.jpg)
Phi hành đoàn đối mặt với một chuỗi những lỗi trong đó hầu hết chưa từng được nghe tới, lỗi này ngay lập tức nối tiếp lỗi kia. Đối với họ, để có thể xử lý chúng vào đêm đó quả thực quá khó khăn. Tại sao chiếc máy bay lại như thế này? Tất cả những lỗi này là gì?Tại sao chúng lại xảy ra cùng một lúc?
Bị tấn công tới tấp bởi các lỗi xảy ra, phi hành đoàn phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng hơn tất cả: duy trì tốc độ an toàn. Ở một độ cao như vậy, tất cả các máy bay thương mại phải bay trong một phạm vi tốc độ rất hạn hẹp.
Nếu chuyến bay 447 tăng tốc hoặc giảm tốc chỉ tầm 10 dặm, nó sẽ gặp phải một tình huống nguy hiểm chết người, đó chính là sự chòng chành của chiếc phi cơ.
Chiếc máy bay nhận được sức nâng từ luồng khí động lên các cánh. Nếu nó bay chậm đi, góc cánh phải gia tăng thêm để duy trì sức nâng, nhưng nếu quá chậm, luồng khí sẽ bị chia tách ra.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2017/images/2017-07-06/149927777689535-135.jpg)
Nhưng nếu quá chậm là một vấn đề thì quá nhanh cũng vậy. Nếu họ không biết được tốc độ của máy bay, phi công có thể sẽ đền bù quá đà bằng cách tăng tốc. Khi một chiếc máy bay thương mại thông thường nếu di chuyển quá nhanh, sẽ có một đợt sóng xung kích xuất hiện trên các cánh. Điều này cũng làm phân tán luồng khí và gây ra sự chòng chành của máy bay.
Dù ở tình huống nào thì các cánh chòng chành cũng đồng nghĩa với việc máy bay sẽ lao xuống tự do. Các phi công phải tránh điều khiển chậm lại hoặc tăng tốc quá nhanh làm sao để không vượt quá giới hạn 10 dặm. Nhưng với các ống Pitot bị đóng băng, họ không có cách nào để biết được tốc độ chính xác của mình.
Nhưng liệu vấn đề phức tạp này có thể được giải quyết hay không? Tại thiết bị mô phỏng, Martin Alder tái tạo lại những lỗi kỹ thuật đã được biết trên Phi cơ 447. Ông muốn biết liệu 2 giảng viên phi công giàu kinh nghiệm có thể duy trì được tốc độ và tránh tình huống bị chòng chành hay không khi sử dụng quy tắc vận hành chuẩn.
Các phi công không biết những gì họ sẽ phải đối mặt. Giống như chuyến bay 447, họ đang bay ở độ cao 35,000 feet, vào ban đêm, phía dưới là đại dương.
Các đám mây đen đang lờ mờ hiện ra hướng về phía radar.
Cơ trưởng có kế hoạch đi đường vòng và chuẩn bị cho sự chuyển động hỗn loạn của không khí.
PV (Khám Phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.