Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tin từ Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, bệnh nhân bị chó nhà tấn công đến Trung tâm trong tình trạng đau đớn vì các vết thương phức tạp chảy máu nhiều, mất cảm giác tê bì đầu ngón tay...
Các vết thương chằng chịt tại tay, vai, đùi, lưng, mông... trong đó nghiêm trọng nhất là vết thương tại cẳng tay trái kích thước khoảng 3x3cm, bờ nham nhở, lộ gân cơ, rỉ máu...
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, được chăm sóc tại Khoa Hồi sức cấp cứu và có thể ra viện trong một vài ngày tới.
Theo người nhà, bệnh nhân bị chó nhà nuôi cắn từ phía sau, phải mất vài phút mới có thể ngăn cản sự tấn công của chó.
Trung tâm 115 Hùng Vương (Phú Thọ) đã cấp cứu, xử lý cho nhiều trường hợp bị chó cắn nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp bị cắn đều do các con chó nhà nuôi hoặc chó hàng xóm vốn gần gũi, thân thiện, bỗng dưng nổi điên tấn công người.
Tại Hà Nội từ đầu năm đến nay cũng xảy ra nhiều vụ chó cắn, bị mắc bệnh dại và tử vong. Gần nhất là người đàn ông 45 tuổi, có địa chỉ thường trú tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Qua xác minh ban đầu, khoảng 2 tháng trước khởi phát bệnh, người đàn ông này đang làm tại trang trại của gia đình ở Hưng Yên, thấy một con chó thả rông dồn đàn gà, anh đánh đuổi và bị con vật cắn vào mu bàn tay phải.
Sau khi bị cắn, bệnh nhân không báo với người nhà, không đi tiêm phòng vaccine dại. Đi khám một thầy lang trong thôn, anh được chẩn đoán không phải chó dại cắn nên càng chủ quan. Sau 2 tháng anh khởi phát bệnh, kết quả xét nghiệm cho thấy anh mắc bệnh dại.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nuôi chó cần tiêm phòng bệnh dại cho chó. Nếu chẳng may bị chó tấn công cần phải đến ngay cơ sở y tế xử trí và tiêm phòng bệnh dại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.