Bí mật cách thiết kế và vận hành hai bệnh viện xây thần tốc của Trung Quốc

Vương Nam – CNN Chủ nhật, ngày 09/02/2020 19:40 PM (GMT+7)
Trong cuộc chạy đua với thời gian để chống sự lây lan của virus Corona, một kỳ tích đã xuất hiện ở Trung Quốc, đó là hai bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn.
Bình luận 0

img

Phòng được chế tạo sẵn lắp ráp tại bệnh viện Hỏa Thần Sơn (ảnh: CNN)

Bệnh viện Hỏa Thần Sơn có 2 tầng, rộng 36.000 mét vuông với 1.000 giường bệnh. Bệnh viện bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân vào ngày 3.2, sau hơn một tuần thi công từ khâu giải phóng mặt bằng

Bệnh viện Lôi Thần Sơn cũng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 8.2, rộng tới 60.000 mét vuông với 1.500 giường bệnh.

Trung Quốc đã huy động hàng nghìn công nhân làm việc suốt ngày đêm để kịp tiến độ xây dựng hai bệnh viện này. Theo truyền thông Trung Quốc, cả hai bệnh viện mới được xây dựng đều mô phỏng theo kiến trúc của bệnh viện Xiaotang tại Bắc Kinh, tuy nhiên, theo nguồn tin của CNN, hai bệnh viện này đều được thiết kế riêng biệt ngay từ đầu.

“Chúng tôi đã thiết kế lại toàn bộ và không sử dụng bản thiết kế của bệnh viện Xiaotang vì điều kiện và địa hình rất khác nhau”, một nhà thầu giấu tên trả lời qua điện thoại.

img

Công nhân làm việc ngày đêm để xây dựng bệnh viện (ảnh: CNN)

Theo chính quyền Vũ Hán, hai bệnh viện mới được xây dựng sử dụng một hệ thống áp suất làm cho không khí từ bên ngoài vào được dễ dàng nhưng không khí từ khu cách ly lại không thoát ra ngoài.

Vì được xây dựng quá nhanh, một số nhà quan sát cũng bày tỏ sự lo ngại về độ an toàn của hai bệnh viện này. Làm cách nào những bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị lại mọc lên nhanh như vậy?

“Điều quan trọng nhất là sự đoàn kết và phân chia bệnh nhân thành từng nhóm, dựa trên tình trạng sức khỏe của họ”, ông Kuah - một chuyên gia y tế, cho biết.

“Chính quyền Vũ Hán cho biết, chỉ những bệnh nhân được xác định đã nhiễm virus Corona với biểu hiện nặng mới được đưa vào điều trị tại Hỏa Thần Sơn. Ảnh chụp bệnh viện Hỏa Thần Sơn từ vệ tinh cho thấy, có những khu nhà hình chữ nhật chạy dọc theo một trục trung tâm, hoàn toàn chia tách với nhau. Một khu nhà khác nhỏ hơn lại nằm tách biệt hẳn với khu trung tâm.

img

Ảnh chụp từ trên cao quá trình xây dựng bệnh viện Hỏa Thần Sơn (ảnh: CNN)

Thiết kế này cho thấy những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe khác nhau sẽ được sắp xếp điều trị ở từng khu vực khác nhau trong bệnh viện, từ khu trung tâm đến các khu vực cách ly. Các bác sĩ cũng sẽ được chia ra để chăm sóc cho từng nhóm bệnh nhân khác nhau. Điều này sẽ giúp các bệnh nhân không phải di chuyển nhiều và làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người điều hành bệnh viện”, ông Kuah phân tích.

Theo thông tin từ tờ Nhật báo Trường Giang, bệnh viện Hỏa Thần Sơn được thiết kế theo nguyên tắc “3 khu và 2 dòng”. Bệnh viện được sẽ được chia thành 3 khu riêng biệt: Vô trùng, bán vô trùng và lây nhiễm, cùng với đó, 2 lối đi riêng biệt cũng được thiết kế dọc theo bệnh viện để các nhân viên y tế di chuyển.

Ông Kuah cho rằng, khi xây dựng một bệnh viện chống dịch, quan trọng nhất là phải tính toán về khoảng cách giữa khu điều trị cho bệnh nhân, hành lang di chuyển và khu chứa vật tư y tế, sao cho hợp lý nhất và tạo rào chắn giữa từng khu vực.

“Đối với loại virus lây nhiễm qua đường “giọt bắn” như virus Corona, chúng sẽ không thể lây nhiễm khi ở khoảng cách từ 3 mét trở lên. Có thể thiết kế rào chắn cho từng khu vực theo khoảng cách này.

Vật liệu để làm các rào chắn này không đặc biệt quan trọng, miễn là chúng chịu được các chất tẩy rửa hóa học”, ông Kuah nói.

img

Trung Quốc nỗ lực xây dựng 2 bệnh viện trong thời gian ngắn nhất để đáp ứng nhu cầu điều trị của người dân (ảnh: CNN)

Theo chính quyền Vũ Hán, những bệnh viện mới ngoài khu vực điều trị cho bệnh nhân còn có phòng vi tính kết nối mạng, phòng điều khiển công nghệ, kho vật tư y tế, phòng khử trùng và nhiều phòng khác.

“Hệ thống cấp nước và vệ sinh cũng rất quan trọng đối với một bệnh viện để tránh bị lây nhiễm chéo. Khi tạo ra một cơ sở cách ly virus Ebola, chúng tôi sẽ không dùng nước hay xả nước thải qua bất kỳ kệ thống nước nào được xây dựng trước đó. Chúng tôi phải thiết kế một hệ thống riêng, khép kín. Một hệ thống nước như vậy có vẻ là quá sức đối với Lôi Thần Sơn và Hỏa Thần Sơn”, ông Kuah nói..

“Dù sao điều quan trọng nhất vẫn là tách biệt mọi người trong bệnh viện ra thành từng nhóm. Chắc hẳn bạn không muốn một cô gái 20 tuổi trẻ trung, khỏe mạnh nhưng nhiễm virus Corona ngồi cạnh với một quý ông 65 tuổi mắc bệnh tim đúng không? Nhìn bề ngoài, có vẻ như hai bệnh viện này khá sơ sài, vì chúng phục vụ với một mục đích rất khác so với những cơ sở y tế tiêu chuẩn”, ông Kuah nói thêm.

Gia đình bác sĩ Lý Văn Lượng được chính quyền bồi thường và hỗ trợ 2,7 tỷ đồng

Trung Quốc đã công nhận sự qua đời của bác sĩ đầu tiên cảnh báo về virus Corona là “hy sinh vì công vụ” và có phương...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem