Bí mật kinh hoàng về “đội phản ứng nhanh” của Tào Tháo

Minh Anh Chủ nhật, ngày 26/09/2021 18:31 PM (GMT+7)
Quả nhiên Tào Tháo đúng là kẻ không từ bất kì thủ đoạn nào để đạt được mục đích, cho dù phải sử dụng đội quân Mô Kim Hiệu Úy để đạo mộ mộ người chết.
Bình luận 0

Nếu ai đã đọc các bộ truyện kinh dị về đề tài trộm mộ như Ma Thổi Đèn, có lẽ không còn xa lạ gì với những cái tên như Mô Kim Hiệu Úy, Phát Khâu, Ngự Lĩnh… Đây đều là những môn phái có liên hệ mật thiết với nhau trong giới đạo mộ.

Thế nhưng với những ai mới chỉ xem phim thì chắc chắn không thể biết được nhiều thông tin về những môn phái này. Nhất là khi rất có thể, họ vẫn còn tồn tại trong đời thực cho đến tận ngày hôm nay. Bởi quá khứ sâu xa của những người này từng được gắn với lịch sử trong thời Tam Quốc loạn lạc ngoài những chi tiết được hư cấu trong tiểu thuyết.

 - Ảnh 2.

Mô Kim Hiệu Úy, Phát Khâu, Ngự Lĩnh… hoàn toàn là những con người từng tồn tại trong lịch sử Tam Quốc trở thành cảm hứng của nhiều tiểu thuyết, phim ảnh.

Phái Mô Kim bắt đầu xuất hiện từ thời Chiến quốc, còn phái Phát Khâu đã bắt đầu được hình thành từ thời Hậu Hán, vốn từ một mạch mà ra vì vậy thủ đoạn trộm mộ cũng gần tương tự như nhau, nhưng ở thời đó vẫn chưa gây được thanh thế. Mô Kim nổi tiếng với bùa Mô Kim không sợ tà ma còn Phát Khâu có Ấn Phát khâu trên khắc tám chữ "Thiên quan tứ phúc, bách vô cấm kỵ", đều được coi như là bảo vật trấn phái.

Đến thời Tam quốc phân tranh, hai phái này được Tào Tháo lập lên như một "đội phản ứng nhanh" để chuyên đi đào mộ mới thực sự gây ra được nhiều tiếng vang. Lấy cớ là cần bổ sung quân lương để dẹp yên loạn thế, trả lại cuộc sống bình yên cho bách tính trong thiên hạ, đã thu hút được rất nhiều cao thủ đổ đấu thời bấy giờ tham gia. Đồng thời cũng thiết lập được một đội quân đổ đấu chính quy, chuyên nghiệp.

 - Ảnh 3.

Đạo mộ nuôi quân thực chất chỉ là cái cớ của Tào Tháo để vơ vét của cải từ những lăng mộ giàu có.

Cổ nhân có câu: "Danh bất chính, ngôn bất thuận", ngành nghề có tên hiệu của tổ sử gia mới có thể trở thành một hệ thống, truyền thừa cho hậu thế. Do vậy ,Tào Tháo đã đặt ra hai chức quan là Mô Kim Hiệu Úy và Phát Khâu Trung Lang Tướng để hợp thức hóa việc đào mộ, quật mả của người khác. Cũng từ đó, bên cạnh hình tượng một nhà chính trị, quân sự tài ba nhưng gian hùng trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" cũng bị người đời coi thường, mỉa mai gọi là "Trộm mộ Trung lang tướng", "Vơ tiền hiệu úy".

Các Mô Kim hiệu úy đa phần là hạng có lòng lập thân tế thế cứu đời thường tập hợp lại thành nhóm dăm ba người không có danh phận sư đồ chỉ có đồng môn, dùng ấn phát khâu và bùa mô kim, ám hiệu, mật khẩu, kĩ thuật riêng biệt, chỉ cần hiểu những quy tắc của nghề để chứng minh thân phận. Mô kim hiệu úy tuy là trộm song có đạo, đạo tặc mà không xa rời đại đạo, kính qủy thần nhi viễn chi. Vì vậy, giới luật của Mô kim hiệu úy rất nghiêm ngặt, không như đám trộm mộ thông thường.

 - Ảnh 4.

Mô Kim Hiệu Úy tuy là phường đạo tặc nhưng vẫn có nghiêm luật riêng bởi từng là một chức danh chính thống được Tào Tháo ban cho.

Một ngôi mộ chỉ được vào một lần, một lần chỉ được lấy từ một đến hai món đồ. Tại sao lại có quy định này? Một là tránh làm quá lớn, sợ số phận của mình không gánh nổi nhiều của cải mà mang họa vào thân. Thứ hai, cũng là quan trọng nhất, mộ cổ trong thiên hạ tuy nhiều nhưng sớm muộn gì cũng khai quật hết, mình đã phát tài thì không lên quá tuyệt tình cũng phải để lại một đường sống cho các đồng nghiệp khác. Nếu hai Mô Kim Hiệu Úy cùng nhòm ngó một ngôi mộ thì ai đến trước là của người đó, tuyệt đối không xảy ra tranh chấp.

Điều này cũng giúp ta phân biệt đám trộm mộ thông thường với Mô Kim Hiệu Úy chính thống. Đám trộm mộ có thể chỉ vì một hai món đồ mà chém giết lẫn nhau, một khi đã vào mộ là khuân cho bằng sạch không chừa lại thứ gì. Hành động này cũng tương tự như việc không chừa lại đường sống cho mình, trong đời có nhân ắt có quả, quá tham lam sẽ không nhận được kết cục tốt đẹp.

Mô Kim hiệu úy cũng được chia thành Bắc phái và Nam phái. Bắc phái tuân theo những quy định một cách nghiêm ngặt hơn, sau khi vào mộ thường thắp một ngọn nén ở phía Đông, gà gáy, trời sáng phải lập tức rời khỏi mộ. Nam phái thì quy củ có phần lỏng lẻo hơn, không câu lệ tiểu tiết, không để ý đến quá nhiều quy tắc như bắc phái. Chính vì vậy, Bắc phái thường mắng bọn người Nam phái là phường thảo khấu, còn người Nam phái lại mắng Bắc phái là bọn dở hơi, đổ đấu là đổ đấu còn tuân theo lắm quy tắc lằng nhằng.

Nhưng mỗi phái lại có những sở trường riêng của mình, Bắc phái nghiêng nhiều về Tầm long quyết còn phái lại là Phân kim định huyệt. Nói như vậy , không có nghĩa Bắc phái chỉ có khả năng tầm long bắt mạch còn phái chỉ biết phân kim định huyệt, mà họ chỉ giỏi hơn về một phần nào đó trên cơ bản vẫn thành thạo cả hai bí thuật trên.

Thời Tam Quốc, phân đội Mô Kim Hiệu Úy của Tào Tháo đã đào ngôi mộ của một nhân vật rất nổi tiếng, và cũng là lần họ thu hoạch được nhiều nhất trong tất cả các lần đạo mộ, vàng bạc trong ngôi mộ đó có thể giúp Tào Tháo nuôi quân trong vòng 3 năm. Nhân vật đó chính là Lương hiếu vương Lưu Vũ, Lưu Vũ là thúc thúc của Hán Vũ đế Lưu Triệt. Lương quốc là căn cứ địa của Lưu Vũ, vào giai đoạn "ăn nên làm ra" nhất, trong tay ông sở hữu tới hơn 40 thành trì, số lượng của cải tài sản tích lũy được vô cùng nhiều, những vật phẩm quý báu mà ông thu được thậm chí còn nhiều hơn cả quốc khố của nhiều nước lúc bấy giờ.

Theo lời thuộc hạ của Lưu Vũ thì dạ hồ (dụng cụ dành cho nam giới đi tiểu vào buổi đêm) của ông cũng phải mời nghệ nhân nổi tiếng làm ra, và phải dùng loại vàng thượng hạng nhất làm nguyên liệu, bát đũa hay chuỗi rèm trong phòng ngủ cũng phải được làm từ loại ngọc đắt đỏ nhất, vợ của ông cũng dùng cây trâm phượng hoàng quý giá, hình phượng hoàng trên cây trâm sống động như thật, chỉ một cây trâm thôi cũng có thể đổi lấy được cả một thành trì của quốc gia khác. Vừa có tiền vừa có thế, nhưng Lưu Vũ khi về già vẫn không hài lòng, vì muốn tranh đoạt hoàng vị với Hán Cảnh Đế mà cuối cùng thất bại rồi buồn bực đến chết.

Hán cảnh Đế nể tình những công lao mà Lưu Vũ đóng góp khi còn sống nên đã chiếu theo quy mô xây mộ cho Hoàng đế mà xây cho Lưu Vũ một lăng mộ, gọi là "Lương hiếu vương lăng". Hán Cảnh đế vì không có hứng thú với khối gia tài khổng lồ của Lưu Vũ mà đã đem tất cả tài sản bồi táng theo ông. Kết quả, Tào Tháo là người đã đào ngôi mộ này lên để lấy tài sản trong đó, nuôi quân 3 năm là chuyện dễ như trở bàn tay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem