Bí mật quân sự: Sự thật bất ngờ về sức mạnh vô song của NATO

Sputnik Chủ nhật, ngày 15/12/2019 19:00 PM (GMT+7)
"Sức mạnh vô song", "trình độ sẵn sàng chiến đấu" cao nhất và đối đầu thành công với "mối đe dọa Nga" - bất chấp những tuyên bố như vậy của lãnh đạo NATO, liên minh đang đối mặt nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Bình luận 0

img

Và ở đây nói không chỉ về những quốc gia không muốn tăng chi phí đóng góp vào NATO mà Tổng thống Mỹ Trump đe dọa sẽ trừng phạt, mà còn về các thiết bị quân sự. Đã từ lâu các nước đồng minh thiếu kỹ thuật quân sự sẵn sàng chiến đấu chất lượng cao. Sau đây là bài của Sputnik về tiềm năng quân sự và triển vọng của khối Bắc Đại Tây Dương.

Các vấn đề về trang thiết bị quân sự

Hầu hết các quốc gia thành viên NATO đều có vấn đề với các xe chiến đấu bọc thép hoạt động không hiệu quả trong các chiến dịch thực sự. Ngày nay, Pháp có lực lượng mặt đất lớn nhất châu Âu. Trong quân đội Pháp có khoảng bốn trăm xe chiến đấu chủ lực AMX-56 Leclerc. Cần phải nói rằng, đây là một trong những phương tiện chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới - xe tăng được trang bị các loại thiết bị điện tử và công nghệ cao.

Thoạt nhìn, các nước khác chỉ có thể ghen tị người Pháp, nhưng các loại thiết bị điện tử tiên tiến nhất cũng có mặt trái. Do có quá nhiều hệ thống công nghệ cao, xe tăng Leclerc quá phức tạp để vận hành và dễ bị hư hỏng. Ví dụ, Leclerc chỉ có thể hoạt động bình thường trong một phạm vi nhiệt độ nhất định - nếu không, máy tính trên xe tăng từ chối hoạt động và thường xuyên gặp sự cố.

Trên thực tế, các xe tăng Leclerc chưa tham gia vào các chiến dịch quân sự. Còn khi tham gia những cuộc diễn tập, Leclerc nhiều khi bị hỏng... cần phải cứu kéo. Ngoài ra, chi phí sản xuất và bảo dưỡng xe tăng này là rất cao: lên tới 9 triệu đô la. Vì lý do này và những lý do khác, Pháp không còn sản xuất Leclerc, mặc dù ở giai đoạn đầu Paris đã lên kế hoạch sản xuất ít nhất 1.500 xe tăng.

img

Người xem bên cạnh xe tăng Т-72 tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế lần thứ Tư “Quân đội-2018”.

Một vấn đề lớn khác của lực lượng mặt đất là xe bọc thép lỗi thời về mặt đạo đức và thể chất. Nhiều nước thành viên NATO vẫn sử dụng các xe tăng của Liên Xô, và các cỗ xe này gần như không trải qua bất kỳ sự hiện đại hóa lớn nào. Điều này được thấy rõ trong Lực lượng Vũ trang Ba Lan sở hữu 1.000 xe tăng.

Có vẻ là số lượng xe tăng lớn như vậy là một sức mạnh lớn. Tuy nhiên, phần lớn xe bọc thép được sản xuất dưới thời Liên Xô hoặc được lắp ráp tại Ba Lan theo  giấy phép sản xuất T-72. Trong tổng số gần một nghìn xe tăng, chỉ có khoảng 170 chiếc - ba tiểu đoàn – trong tình trạng tương đối sẵn sàng chiến đấu. Phần còn lại hoặc bị hỏng hoặc được đưa vào kho lưu trữ.

Tuy nhiên, người Ba Lan, thường xuyên cảnh báo những người khác về "mối đe dọa từ phía Nga", đang cố gắng khắc phục tình hình: vào tháng 7 năm 2019, Warszawa đã ký hợp đồng về hiện đại hóa xe tăng T-72. Đây sẽ là một cải tiến đắt giá – các xe tăng sẽ được trang bị hệ thống kính ngắm, thiết bị giám sát và liên lạc mới. Theo kế hoạch, Ba Lan sẽ chi hơn 450 triệu USD cho các hoạt động này.

Tình hình của một số thành viên khác thậm chí còn tồi tệ hơn. Ví dụ, Rumani vẫn đang sử dụng các chiếc xe tăng cũ của Liên Xô T-55 và TR-85 Bison (phiên bản địa phương của xe tăng  T-55 ). Và quân đội của nhiều nước NATO không sở hữu xe bọc thép hạng nặng. Do đó, trong tương lai gần, liên minh không có khả năng thành lập "nắm đấm thép" hiện đại với xe tăng.

Mối đe dọa từ trên không

Tình hình với lực lượng không quân cũng có vẻ khá mơ hồ. Hiện nay Luftwaffe được coi là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất và được trang bị tốt nhất của liên minh. Nhưng, ngay cả bộ chỉ huy quân sự của Đức cũng đánh giá tình trạng của không quân là không đạt yêu cầu. Cụ thể, vào năm ngoái, Trung tướng Ingo Gerhartz, Tư lệnh Không quân Đức cho biết rằng, nhiều máy bay không thể cất cánh vì thiếu phụ tùng, thậm chí chúng không xuất hiện tại các sân bay vì đã được đưa đi bảo dưỡng, và hầu hết các máy bay chiến đấu không đáp ứng yêu cầu của thời gian.

Xin nhắc lại rằng, Không quân Đức có khoảng một trăm máy bay ném bom Eurofighter Typhoon. Đây là loại máy bay tương đối hiện đại, được phát triển vào những năm 1980. Nhưng, trong số đó chỉ có một nửa máy bay có đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các thiết bị radar và thiết bị dẫn đường, hệ thống thông tin liên lạc và vũ khí trên các máy bay Typhoon của Đức đã lỗi thời.

Trong tổng số khoảng một trăm cường kích Tornado (sản phẩm của những năm 1970), chỉ có 26 chiếc trong tình trạng hoàn hảo. Và truyền thông Đức gọi những chiếc máy bay này là "báu vật". Ngoài ra, Luftwaffe thiếu các phi công giàu kinh nghiệm - hầu hết các phi công chuyên nghiệp không tuân thủ các tiêu chuẩn bay.

Tuy nhiên, Đức đang tìm kiếm sự thay thế cho các máy bay chiến đấu cũ. Như mọi khi, người Mỹ hưởng ứng ngay lập tực và cố gắng áp đặt F-35 cho Berlin. Nhưng, Đức đã lịch sự từ chối lời đề nghị và giải thích rằng, họ có kế hoạch cùng với Pháp phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của riêng họ. Dự án này sẽ thành công hay chăng – đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Về các hệ thống phòng không, gần như tất cả các nước NATO đang bảo vệ bầu trời của mình bằng các hệ thống tên lửa phòng không cũ. Hơn nữa, nếu trước đây Tây Âu đã có một hệ thống phòng không mạnh mẽ thì ngày nay hầu như không còn gì cả. Sau Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô , các nước này bắt đầu giảm mạnh các loại vũ khí để tiết kiệm tiền.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, vũ khí do Mỹ sản xuất chịu trách nhiệm bảo vệ bầu trời châu Âu. Các hệ thống tên lửa phòng không Patriot đang hoạt động ở Hà Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Đức. Nhưng, các sự kiện gần đây ở Ả Rập Saudi cho thấy rằng, khác với tuyên bố của nhà sản xuất, hệ thống Patriot hoạt động không hiệu quả. Xin nhắc lại rằng, vào tháng 9, một số nhà máy lọc dầu của Ả Rập Saudi đã bị tấn công từ trên không. Và hệ thống phòng không của nước này bao gồm chủ yếu các tổ hợp của Mỹ, không thể đánh chặn các UAV hoặc tên lửa hành trình.

Các vấn đề của Hải quân

img

Các thành viên châu Âu của NATO đang gặp vấn đề trên biển. Ví dụ, Lực lượng Hải quân của Vương quốc Anh từng là thế lực mạnh nhất sau Hải quân Mỹ, đã giảm đi đáng kể. Vào năm 1990, Hải quân Hoàng gia bao gồm 138 tàu nổi và 33 tàu ngầm. Bây giờ người Anh chỉ còn 10 tàu ngầm và khoảng 60 tàu chiến thuộc các lớp khác nhau.

 Các tàu cũ đã ngừng hoạt động, và tiến độ xây dựng những chiếc mới rất chậm. Năm 2017, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth với lượng giãn nước 65 nghìn tấn, chiếc tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh, đã được đưa vào biên chế Hải quân Anh. Bây giờ con tàu đang được thử nghiệm, và sẽ bắt đầu chuyến hải hành đầu tiên vào năm 2021. Con tàu có thể mang theo 40 máy bay chiến đấu. Người Anh rất tự hào với chiếc tàu khổng lồ này và gọi nó là công cụ "quyền lực cứng" chống lại "hành động khiêu khích của Nga".Tuy nhiên, trong suốt thời gian phục vụ ngắn, hàng không mẫu hạm liên tiếp gặp trục trặc kỹ thuật. Hai tuần sau khi được đưa vào biên chế Hải quân, các chuyên gia đã phát hiện trên tàu Queen Elizabeth, trị giá 3,1 tỷ bảng Anh, vấn đề với ốc vít, và tàu sân bay đã được đưa đi sửa chữa. Rồi vào tháng 7 năm 2019, tàu Queen Elizabeth lại bị rò rỉ trong quá trình thử nghiệm, nước biển đã tràn vào khoang.

Kế hoạch tái trang bị hạm đội tàu ngầm Anh cũng bị chậm lại. Trên các tàu ngầm lớp Vanguard đã phát hiện khiếm khuyết mối hàn trong ống phóng tên lửa. Như dự kiến, những chiếc tàu này ​​sẽ thay thế các tàu ngầm loại Dreadnought đã lỗi thời. Xin nhắc lại rằng, bây giờ Hải quân Hoàng gia có bốn tàu ngầm chiến lược loại Vanguard, ba tàu ngầm Trafalgar đa chức năng và ba tàu ngầm Astute hiện đại hơn.

Các vị đô đốc của Đức cũng có câu hỏi với các chuyên gia đóng tàu. Tại sao tất cả các tàu khu trục lớp F125 mới nhất được đóng tại Kiel hóa ra có thiết bị điện tử hỏng hóc, lỗi phần mềm. Dự án được phát triển để thay thế các tàu khu trục đã lỗi thời thuộc dự án F122 Bremen. Nhưng, con tàu mới nhất "Baden-Württemberg" của Hải quân Đức đã thất bại trong cuộc thử nghiệm trên biển và buộc phải quay lại nhà máy đóng tàu để loại bỏ các lỗi lầm. Đây là lần đầu tiên Hải quân Đức buộc phải đưa ra quyết định như vậy.

 Theo các phương tiện truyền thông Đức, tàu “Baden-Wurmern” có cấu trúc quá tải và thường xuyên nghiêng về mạn phải. Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm đã phát hiện vô số trục trặc trong phần mềm và thiết bị điện tử. Do các vấn đề với chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này, Đức phải hoãn thời hạn đưa vào vận hành các con tàu khác.

Ngày nay, trụ cột chính của NATO trên bộ, trên biển và trên không vẫn là Mỹ với đội quân sẵn sàng chiến đấu và ngân sách quân sự trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, xét theo những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Mỹ, việc nai lưng ra để thực hiện nhiệm vụ này đang trở nên khó khăn hơn đối với Washington.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem