Bí mật về khu thử nghiệm hạt nhân Novaya Zemlya thời Xô viết

Chủ nhật, ngày 09/02/2020 19:31 PM (GMT+7)
Quần đảo Novaya Zemlya (hay vùng đất mới) là phần mở rộng về phía bắc của dãy núi Ural, gồm hai hòn đảo tách biệt với eo biển Matochkin Shar. Cả hai đảo này dài 900km và có diện tích gần 83.000km2.
Bình luận 0

Một diện tích lớn của hai đảo bị che phủ bởi các dòng sông băng. Trong thời kỳ từ 21/9/1955 đến 24/10/1990, Liên bang Xô Viết đã tiến hành 132 vụ nổ hạt nhân tại đây: 87 vụ nổ trên không, 1 trên mặt đất, 2 trên mặt nước, 3 vụ dưới nước và 42 vụ nổ dưới lòng đất.

Các nhà nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO) nói rằng, một vật thể trên Novaya Zemlya tương tự vật thể S-4/Area-51 của Mỹ tại Nevada. Năm 1985, căn cứ trên quần đảo này được nâng cấp và chuyến thành nơi lưu giữ và nghiên cứu các UFO. Lúc đó, có 4 vật thể hình đĩa đang được giữ tại căn cứ Novaya Zemlya. Ba trong số đó là các UFO bị rơi vào năm 1978, 1972 và 1984. Ngoài ra, còn có một chiếc máy bay "Rus" được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ UFO.

45 năm bí mật

Việc ra vào quần đảo này bị hạn chế. Chỉ có vài nhân chứng nhiều lần quan sát được các chuyến bay thử nghiệm UFO. Gần đây, những chuyến bay này hiếm hơn. Do thiếu kinh phí nên quân đội Nga chắc có ít cơ hội tiến hành các cuộc thử nghiệm huyền bí như vậy.

img

Một trong những vụ thử hạt nhân trên quần đảo Novaya Zemlya. (Ảnh: Atomicforum).

Trước ngày 27/2/1992, Novaya Zemlya chưa được gọi là một đa giác. Năm 1992, Tổng thống Boris Yeltsin đã ký sắc lệnh "Đa giác Novaya Zemlya". Ban đầu, đa giác này được đặt tên là "Vật thể-700". Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô Viết đã ra sắc lệnh xây dựng một trung tâm hạt nhân ở đó vào năm 1954. Để đánh lạc hướng các gián điệp, hòn đảo hạt nhân này được gọi theo tên một khu định cư mà trên thực tế nằm cách đa giác 300km về phía đông.

Trên thực tế, một trung đoàn máy bay Su-27 của Xô Viết là UFO duy nhất được duy trì trên quần đảo hạt nhân này. Các vật thể bay khác ngay lập tức bị nhận dạng và xua đuổi (chẳng hạn như các máy bay do thám nước ngoài) hoặc bị bắn hạ. Những người tận mắt nhìn và đứng trên Su-27 thấy rằng hình dáng của nó khá khác thường. Đứng trên đó giống như đứng trên một thứ gì đó ngoài trái đất.

Sự bí mật của Novaya Zemlya cũng được sử dụng cho các mục đích khác. Khi chính quyền Xô Viết không muốn ai đó ra nước ngoài, họ có thể điều người đó tới Novaya Zemlya để làm việc. Công việc bí mật có nghĩa rằng người đó vẫn không thể rời Liên bang Xô Viết ra nước ngoài, thậm chí trong vòng 5 năm sau khi thời kỳ làm việc trên đảo kết thúc.

Ngày nay, tình hình đã hoàn toàn khác trước. Người tới từ quần đảo này không có những vấn đề như cách đây nhiều năm. Dân số của quần đảo hiện có khoảng 1.000 người.

Người ta tin rằng 132 cuộc thử nghiệm hạt nhân được tiến hành trên quần đảo không để lại nạn nhân nào. Tuy nhiên, điều đó không đúng vì nhiều động vật thí nghiệm đã chết trong suốt các vụ thử và người dân tử vong nhiều năm sau đó.

Thiếu tướng I.Pargamon kể lại rằng, năm 1955 ông là chỉ huy tàu ngầm S-19. Những con tàu trong lữ đoàn của ông ở cách xa tâm của một vụ nổ hạt nhân. Khoảng cách này được ước tính bởi các nhà nghiên cứu. Các nhân chứng quan sát thấy một đám mây hình nấm khổng lồ bốc lên trước mắt. Các mảnh vụn bốc cháy của con tàu ở tâm vụ nổ bắn vọt lên không trung.

Tuy nhiên, chẳng mấy chốc đám mây gớm ghiếc biến mất và toàn bộ nơi này rơi vào tĩnh lặng. Sau đó, khi các thủy thủ tiến gần tới bờ, họ nhìn thấy một vỏ tàu biến dạng nằm trên bờ biển - một cảnh tưởng khá ngột ngạt đối với họ.

Theo Thiếu tướng I.Pargamon, một cuộc thử nghiệm nữa được tiến hành trong vòng hai năm. Chiếc tàu ngầm dưới sự chỉ huy của ông được lệnh lặn xuống đáy, ở độ sâu 60m, cách tâm vụ nổ 600m. Điều đó có nghĩa là con tàu và các động vật thí nghiệm - chó và cừu - trên tàu phải trải qua tác động của vụ nổ hạt nhân.

Mặc nước ở khu vực thử nghiệm đột ngột bắn vọt lên, tiếp theo là tiếng sấm vang lên và con tàu phá lôi Grozny nổ tung và dần chìm xuống. Một tàu phá lôi khác nhanh chóng chìm theo con tàu thứ nhất.

Nhiều tàu ngầm và các tàu khác cũng bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng. Tàu ngầm do Pargamon chỉ huy vẫn an toàn và động vật thí nghiệm trên boong cũng vậy. Nhân viên cứu hộ ngay lập tức bỏ những động vật này vào bao tải và đưa chúng vào bờ. "Vụ nổ chấn động tới mức không ai ước tính được mức phóng xạ trên boong", Thiếu tướng Pargamon nói.

Vụ thử thứ ba dưới nước được tiến hành vào mùa thu năm 1961, trước các vụ thử bom H 50 mega tấn của Andrei Sakharov. Các nhân chứng đã nhìn thấy một cảnh tượng hãi hùng. Ban đầu, một mũ nấm nhỏ, với đường kính chừng 10m xuất hiện trên mặt nước và bắt đầu lớn nhanh. Sau đó, đột ngột một cột nước hình nấm xuất hiện và bốc cao tới 30m.

Từ 20/9 tới 25/10/1958, 15 quả bom đã được phát nổ trên bầu trời Novaya Zemlya. Từ 10/9 tới 4/11/1961, 24 quả bom được thử nghiệm trên không, nghĩa là hai ngày thử một quả.

Vào ngày 5/8/1963, Mỹ, Anh và Liên bang Xô Viết đã ký hiệp ước đầu tiên cấm các vụ thử hạt nhân trong khí quyển, dưới nước và ngoài không gian. Việc ký kết diễn ra sau khi kết quả nghiên cứu cho thấy bụi phóng xạ từ các vụ thử như vậy gây hại nghiêm trọng tới môi trường và con người. Hiệp ước Moscow 1963 cũng cấm các vụ nổ hạt nhân phát tán bụi phóng xạ ra bên ngoài đường biên giới của chính nước thử nghiệm.

Vụ thử đầu tiên dưới lòng đất Novaya Zemlya diễn ra vào ngày 15/9/1964. Cho tới ngày 24/10/1990, 42 vụ nổ dưới lòng đất đã diễn ra trên quần đảo này.

Sự tĩnh lặng trở lại

Âm thanh của các vụ nổ hạt nhân ngày nay rất hiếm trên quần đảo Novaya Zemlya. Nếu có thì đó chỉ là các cuộc thử nghiệm nhỏ, an toàn với con người và môi trường. Nói cách khác, đó là những mô hình các vụ nổ hạt nhân.

hững người đã từng tham gia vào các vụ thử hạt nhân trên quần đảo sống theo cách riêng của họ. Một số đã lựa chọn để quên đi những trải nghiệm đáng sợ trong khi những người khác đang cố giành quyền là nạn nhân các vụ thử nghiệm hạt nhân.

Cho tới nay, Novaya Zemlya đã được tái mở cửa trở lại cho các nghiên cứu khoa học. Giới nghiên cứu hy vọng tiến hành các nghiên cứu tại những khu vực hạt nhân trên quần đảo để xác định mức chất thải phóng xạ còn lại.

Minh Sơn (Việt Nam Net)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem