Vụ thử hạt nhân lớn nhất thế giới của Liên Xô diễn ra thế nào?

Thứ năm, ngày 06/02/2020 14:34 PM (GMT+7)
Năm 1961, vụ thử hạt nhân lớn nhất được Liên Xô thực hiện. Theo đó, Bom Sa hoàng được các chuyên gia Liên Xô kích nổ có sức mạnh khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại từ trước cho đến nay.
Bình luận 0

img

Kể từ sau Chiến tranh thế giới 2, Liên Xô nghiên cứu và thử nghiệm hàng loạt vũ khí hạt nhân. Trong số này, vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử nhân loại được Liên Xô thực hiện vào ngày 30/10/1961.

img

Vào ngày hôm ấy, các nhà khoa học Liên Xô tiến hành thử nghiệm Tsar Bomba (Bom Sa hoàng).

img

Bom Sa hoàng được thiết kế có chiều rộng 2m, dài hơn 26m và nặng 27 tấn. Đương lượng nổ của vũ khí hạt nhân này lên tới 57 megaton TNT.

img

Trước đó, các nhà khoa học dự định đương lượng nổ của bom là khoảng 100 megaton TNT. Thế nhưng, cuối cùng, các nhà khoa học Liên Xô quyết định giảm xuống còn 57 megaton để giảm bớt sự phát tán của phóng xạ.

img

Vũ khí nguyên tử này được Liên Xô tiến hành tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương.

img

Theo đó, bom Sa hoàng được thả từ máy bay ném bom Tu-95 ở độ cao 10,5 km.

img

Vũ khí hạt nhân này phát nổ khi cách mặt đất khoảng 4 km. Sức mạnh của vụ nổ tạo ra một cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter, với bán kính phá hủy lên tới 900 km.

img

Đám mây hình nấm khổng lồ cao khoảng 64 km và rộng 40 km được hình thành từ vụ nổ bom Sa hoàng trải rộng trên khu vực gần 100 km.

img

Tính toán của các chuyên gia cho thấy sức công phá của bom Sa hoàng mạnh gấp 3.800 lần quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.

img

Với việc thử nghiệm thành công bom Sa hoàng có sức hủy diệt khủng khiếp, Liên Xô khiến Mỹ và các nước trên thế giới không khỏi bất ngờ, thậm chí là bị sốc.

Tâm Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem