Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bạn đọc anh Ph.M.M (SN 1978, quê Phú Yên) hỏi:
Giữa tháng 2 năm nay anh vào TP.HCM chơi và có uống bia cùng bạn bè. Ra về, chạy xe máy trên đường Trần Não thì bị CSGT TP.Thủ Đức thổi lại đo nồng cồn. Trong hơi thở anh M. có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Công an TP Thủ Đức căn cứ điểm e, khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019 (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), phạt tiền anh M. với số tiền 7 triệu đồng.
Ngoài ra, anh M. còn chịu hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng GPLX A1 23 tháng.
“GPLX của tôi tích hợp cả A1 và B2. Giờ GPLX đang bị giữ, tôi bị tước GPLX A1 thì tôi không đi xe máy. Nhưng, tôi không biết mình có được lái ô tô không? Hiện giờ, không có GPLX tích hợp trong người nên đi đâu cũng phải gọi taxi, nhờ người chở thật bất tiện quá! Tôi muốn mượn lại GPLX tích hợp để lái ô tô đi làm việc, có được hay không?”, anh M. hỏi.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trương Hồng Điền, Trưởng Văn phòng Luật sư Xuân Phú (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi rõ là tước quyền sử dụng GPLX A1 trong GPLX tích hợp. Như vậy, tài xế vẫn có thể điều khiển xe hạng B2. Khi điều khiển xe hạng B2, cần mang theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên.
"Việc này là phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 37/2017 của Bộ GTVT (thông tư quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt - PV).
Theo đó, người có thẩm quyền quyết định xử phạt phải ghi rõ trong quyết định, xử phạt vi phạm hành chính các hạng xe được phép điều khiển theo GPLX và áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn hoặc không thời hạn đối với loại xe đã sử dụng khi thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, người vi phạm hành chính được quyền điều khiển những loại xe còn lại được ghi trong giấy phép”, luật sư Điền nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Giao thông, thượng tá Tân Xuân Tiên, Phó Trưởng Công an TP.Thủ Đức, cho biết, vừa qua Công an TP.Thủ Đức có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nói trên. “Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng GPLX tích hợp sẽ ghi rõ là tước GPLX hạng nào trong GPLX tích hợp đó.
Người sử dụng GPLX tích hợp A1, B2 nếu bị tước quyền sử dụng GPLX A1 thì vẫn có thể điều khiển nhóm phương tiện của GPLX B2. Tuy nhiên trong quá trình điều khiển nhóm phượng tiện thuộc GPLX B2 thì người đó nên mang theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, thượng tá Tiên hướng dẫn.
Về vấn đề “mượn” lại GPLX tích hợp, thượng tá Tân Xuân Tiên nói: "Người vi phạm không thể 'mượn' lại GPLX tích hợp đó vì để đảm bảo quá trình, thời gian thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.