Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương

Gia Khiêm - Trịnh Trọng Thứ năm, ngày 15/02/2024 06:28 AM (GMT+7)
Trong ngày 14/2 (mùng 5 Tết), khoảng hơn 40.000 người đổ về chùa Hương (Hà Nội) khiến các lối vào động Hương Tích đông nghịt, trẻ nhỏ di chuyển hàng tiếng đồng hồ mệt mỏi ngủ gục trên vai cha mẹ.
Bình luận 0

Chiều 14/2, hàng vạn người đã đổ về Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) để vãn cảnh, chiêm bái. Đây là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt là những dịp đầu Xuân năm mới, lễ chùa du xuân luôn là một hoạt động được ưa chuộng và một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt.

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 1.

Biển người đông nghịt chờ vào động Hương Tích hành lễ, cầu bình an chiều 14/2. Ảnh: Gia Khiêm

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, những địa điểm như bến thuyền, nhà chờ cáp treo và lối vào động Hương Tích, số người xếp hàng luôn chật cứng. Vào chiều cùng ngày, lượng người vào động Hương Tích hành lễ, cầu bình an càng đông hơn. Tại đường lên cách cửa động khoảng 150m, số lượng đã lên tới hàng nghìn.

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 2.

Trẻ nhỏ theo chân cha mẹ đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: Gia Khiêm

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 3.

Do di chuyển quãng đường xa, nhiều trẻ tỏ ra vô cùng mệt mỏi, gục đầu trên vai cha mẹ. Ảnh: Gia Khiêm

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 4.

Có trẻ nhỏ ngủ trên tay người thân. Ảnh: Gia Khiêm

Nhiều trẻ nhỏ theo chân cha mẹ do quá mệt mỏi khi chen lấn, liên tục trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ đã ngủ gục trong vòng tay, trên vai người thân. Lối xuống dẫn vào động đông đúc khách tham quan, lễ bái. Mọi người chỉ còn cách nhích từng chút đi xuống.

Theo thống kê của Ban quản lý khu di tích, 3 ngày qua nơi này đón khoảng 80.000 khách, riêng mùng 5 Tết đón hơn 40.000 người. Dự kiến ngày 15/2 (mùng 6 Tết) đón khoảng 30.000 khách. Số lượng du khách ước tính cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 5.

Theo thống kê của Ban quản lý khu di tích, riêng mùng 5 Tết đón hơn 40.000 người. Ảnh: Gia Khiêm

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 6.

Người dân mang đồ lễ đến chiêm bái cầu tài lộc, bình an năm mới. Ảnh: Gia Khiêm

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 7.

Lối xuống dẫn vào động đông đúc khách tham quan, lễ bái. Mọi người chỉ còn cách nhích từng chút đi xuống. Ảnh: Gia Khiêm

Chia sẻ với chúng tôi, chị Lê Thị Hoà (quê Hà Nam) cho biết, để có thể vào được động, chị cùng người thân phải đi từ sớm, mất khoảng 1 tiếng đi đò, 3 tiếng chờ cáp treo và 2 tiếng xếp hàng mới có thế bước chân tới phía trong của động Hương Tích.

"Dù mệt chút nhưng đi chùa ngày đầu năm mọi người cũng đều hoan hỉ. Chỉ mong sao cả gia đình thật nhiều, sức khoẻ, bình an và may mắn trong năm mới. Gia đình tôi cũng mong vượt qua khó khăn do ảnh hưởng kinh tế chung", chị Hoà nói.

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 8.

Ban thờ chính nằm giữa động là nơi nhiều người dâng lễ trong ngày đầu năm mới. Ảnh: Gia Khiêm

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 9.

Mọi người xoa tiền vào nhũ đá cầu may mắn. Ảnh: Gia Khiêm

Biển người chen chân "ngộp thở", trẻ nhỏ ngủ gục trên vai cha mẹ khi đi trẩy hội chùa Hương- Ảnh 10.

Du khách thi nhau hứng nước từ nhũ đá chảy xuống cầu những điều may mắn sẽ đến vào năm Giáp Thìn. Ảnh: Gia Khiêm

Tại đây, người nghỉ chân, người tiến hành lễ bái, người chụp ảnh lưu niệm khiến cho không gian sôi động nhưng cũng đầy eo hẹp. Nhiều người dân đến đây với mong muốn cầu mong một năm mới may mắn, sức khỏe và lộc con cái vẹn toàn.

Sau khi thắp hương khấn phật xong, nhiều người đua nhau đưa ra tay hứng những giọt nước từ thạch nhũ trên cao rơi xuống. Người dân quan niệm đây là "nước thánh" hoặc "dòng sữa mẹ" từ trên cao nhỏ xuống, chỉ cần hứng được nước ở đây thì đó là may mắn, được trời phật ban lộc.

Theo Ban tổ chức, lượng khách kỷ lục về chùa Hương mùa lễ hội này được dự báo sẽ rơi vào ngày chủ nhật 18/2 (tức mùng 9 tháng giêng).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem