Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"

Gia Khiêm Thứ tư, ngày 14/02/2024 13:17 PM (GMT+7)
Sáng 14/2 (tức mùng 5 Tết), trước ngày khai hội Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội), dòng người đổ về chùa Hương rất đông khiến người đi cáp treo phải chờ đợi nhiều giờ. Có người mua vé đã "bỏ cuộc" vì chờ quá lâu.
Bình luận 0

Sáng 14/2 (tức mùng 5 Tết), hàng vạn người đã đổ về Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn – chùa Hương (Mỹ Đức, TP Hà Nội) để vãn cảnh, chiêm bái. Khu danh thắng chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch tâm linh ngày đầu năm mới nổi tiếng, chỉ trong 2 ngày bán vé (ngày mùng 3 và mùng 4 Tết), Ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết có tới hơn 56.000 lượt khách.

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 1.

Các lối lên chùa Hương ngày 14/2 đông nghịt người. Ảnh: Gia Khiêm

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 2.

Nhiều người lỉnh kỉnh mang theo đồ lễ lên chùa Hương. Ảnh: Gia Khiêm

Theo Ban quản lý, giá dịch vụ đò hai chiều năm nay tăng, đi tuyến Hương Tích 85.000 đồng/người (tăng 35.000 đồng), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn 65.000 đồng (tăng 30.000 đồng). Giá vé thắng cảnh cũng tăng từ 80.000 lên 120.000 đồng/người/lượt. Giá vé cáp treo, khứ hồi là 220.000 đồng với người lớn, 150.000 đồng với trẻ em. Giá vé một lượt, người lớn là 150.000 đồng, trẻ em 100.000 đồng.

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 3.

Người dân qua điểm kiểm soát vé. Ảnh: Gia Khiêm

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 4.

Nét mới của lễ hội Chùa Hương năm nay là thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương nhằm chấm dứt tình trạng chèo kéo, tự phát không theo quy định gây bất cập cho hoạt động phục vụ du khách. Ảnh: Gia Khiêm

Năm nay xã Hương Sơn mở hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương với hơn 4.000 thuyền. Ban tổ chức lễ hội chùa Hương mong rằng việc thực hiện sẽ góp phần chuyên nghiệp hoá, chấm dứt cảnh chèo kéo, xin tiền gây phản cảm.

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 5.

Hệ thống thuyền đò phục vụ cho Lễ hội năm 2024 do Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương cung cấp quản lý, việc triển khai thực hiện do UBND xã Hương Sơn chỉ đạo. Ảnh: Gia Khiêm

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 6.

Người dân mang theo hoa đi lễ chùa. Ảnh: Gia Khiêm

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 7.

Dòng người tấp nập đi vào chùa Hương. Ảnh: Gia Khiêm

Thời tiết sáng nay tạnh ráo, rất thích hợp du xuân, vãn cảnh. Đặc biệt, nay là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên dòng người đổ về chùa Hương đã rất đông ngay từ sớm, khiến cho người đi cáp treo phải chờ đợi nhiều giờ.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, từ sáng sớm, dòng người đổ về bến Yến để đi thuyền vào chùa trở nên đông đúc. Cao điểm nhất là từ 7 - 9 giờ, hàng nghìn chiếc đò hoạt động hết công suất phục vụ nhu cầu vãn cảnh, lễ chùa đầu năm của người dân.

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 8.

Lối cáo treo đi chùa Hương hôm nay đông nghịt. Ảnh: Gia Khiêm

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 9.

Người đi cáp treo phải chờ đợi nhiều giờ. Ảnh: Gia Khiêm

Do lượng người đổ về đây quá đông nên khu vực cáp treo trở nên đông nghịt. Trong khu vực mua vé, nhà chờ, cho đến lối xếp hàng cũng trở nên đông đúc. Nhiều người mệt mỏi nhích từng bước chân để lên khu vực cáp treo.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nga (quê Ninh Bình) cho biết, ngay từ 3h sáng, gia đình chị gồm 5 người đã đi xe về chùa Hương. Khoảng 5h sáng, cả nhà đã có mặt tại đây để đi đò vào chùa Hương.

"Năm nào gia đình tôi cũng về đây vãn cảnh, chiêm bái. Ngày mai, một số thành viên trong gia đình bắt đầu công việc nên nay là thời điểm vô cùng thích hợp. Tuy nhiên, đến đây đông quá. Chúng tôi phải chờ gần 1 giờ vẫn chỉ nhích được khoảng 10 mét và quãng đường chờ lên cáp còn rất dài. Nhưng với tình hình này đi cáp treo thì nhanh, nhưng chờ cũng hết cả vài tiếng, chen nhau rất mệt mỏi", chị Nga chia sẻ.

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 10.

Nhiều trẻ nhỏ háo hức theo chân cha mẹ đi lễ chùa Hương đầu năm. Ảnh: Gia Khiêm

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 11.

Vì chờ đợi quá lâu.... Ảnh: Gia Khiêm

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 12.

.... nên có người mệt mỏi nằm nghỉ sau khi vãn cảnh chùa Hương. Ảnh: Gia Khiêm

Cùng tâm trạng như chị Nga, anh Chương Viết Nam cùng vợ con cho biết đi chùa Hương năm nào cũng đông, đi sớm để tránh tắc nhưng vẫn phải "bất lực".

Anh Nam dẫn vợ con bỏ ra khỏi hàng đi cáp treo và chọn việc đi bộ lên chùa. Anh cho hay: "Tôi chờ 30 phút nhưng vẫn xếp hàng quá xa, nhìn những người hàng trên đến từ trước mình mà vẫn còn phải chờ rất vất vả, nên tôi bỏ vé, ra khỏi hàng để tiết kiệm thời gian, đành đi bộ vậy".

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 13.

Nhiều người đã quyết định đi bộ lên chùa Hương. Ảnh: Gia Khiêm

Càng về trưa, lượng người dân đổ về chùa Hương càng đông. Ban tổ chức lễ hội ước tính năm nay số lượng người dân đến chùa Hương vào dịp Tết Giáp Thìn tăng mạnh, hơn 20% so với năm Quý Mão.

Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) Giáp Thìn sẽ chính thức khai hội vào ngày 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng). Đây là lễ hội kéo dài nhất cả nước (đến hết tháng 3 âm lịch), thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Tết Giáp Thìn năm nay, tại danh thắng chùa Hương áp dụng thời gian mở và đóng cửa như sau: từ thứ 2- thứ 6 bến thuyền bắt đầu đón khách vào 5h-20h, vào cuối tuần sẽ mở cửa từ 4h-20h.

Tắc nghẹt lối lên cáp treo trước ngày khai hội chùa Hương, nhiều du khách mua vé "bỏ cuộc"- Ảnh 14.

Lực lượng an ninh được bố trí, sẵn sàng cho ngày khai hội. Ảnh: Gia Khiêm

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, dù ngày mai mùng 6 Tết mới khai hội chính thức nhưng đã đón được hơn 140 nghìn người đổ về chùa Hương.

Cụ thể, theo ông Hiển, từ ngày 30 Tết và mùng 1,2 Tết, khu di tích mở cửa miễn phí đón khoảng 30.000 người đến vãn cảnh, chiêm bái. "Từ ngày mùng 3 Tết Giáp Thìn (12/2), cũng là ngày đầu tiên bán vé của mùa lễ hội năm 2024, có hơn 21.000 người đến chùa Hương. Riêng ngày mùng 4 Tết, đã có 56.000 lượt du khách tới chùa Hương du xuân, trẩy hội. Ngày hôm nay dự kiến khoảng 35.000 người, ngày mai khai hội hoảng 30.000 người", ông Hiển nói.

Dự kiến số người đổ về chùa Hương trong dịp đầu xuân tăng cao, Ban quản lý khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn chủ động xây dựng các phương án đảm bảo an toàn cho du khách. Theo đó, mọi công việc đều được chuẩn bị chu đáo từ trước, an ninh trật tự và các vấn đề giao thông đến thời điểm hiện tại rất thuận lợi.

Ông Hiển nhấn mạnh, kế hoạch an ninh dịp này được thông qua, tiểu ban an ninh sẵn sàng cho ngày khai hội.

"Chúng tôi thực hiện ra quân ngay từ ngày mùng 2 Tết (ngày 11/2). Từ mùng 4 Tết có lực lượng tăng cường của công an thành phố vào các chốt chặn. Chúng tôi huy động khoảng 150 người thuộc các lực lượng nhằm đảm bảo an toàn, duy trì an ninh trật tự cho người dân trong thời điểm diễn ra lễ hội", ông Hiển nêu.

Nhằm chấm dứt nhiều bất cập liên quan đến giá vé đi đò tại đây, Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương quyết định thành lập HTX Dịch vụ du lịch Chùa Hương - đơn vị quản lý các hoạt động lái đò ở khu di tích. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem