Bình Định: Đã lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá

T.H Thứ ba, ngày 01/09/2020 10:07 AM (GMT+7)
Theo ông Trần Văn Phúc- Quyền giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho toàn bộ số tàu cá có chiều dài thân từ 15m trở lên theo quy định của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Bình luận 0

Đây là một trong những nội dung bắt buộc để thực hiện các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu – EC. Đây là địa phương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá sớm nhất cả nước.

Bình Định: Đã lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá - Ảnh 1.

Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá ở Bình Định

Các thiết bị hành trình này do 3 nhà cung cấp cung ứng, gồm Đài duyên hải, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Viettel. Chi phí để lắp đặt thiết bị do ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%, phần còn lại do chủ tàu chi trả.

Các hoạt động chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cũng đang được tỉnh Bình Định áp dụng khá triệt để. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng tỉnh này đã kiểm tra theo quy định đối với 2.707 lượt tàu xuất bến và 1.909 lượt tàu nhập bến tại các cảng cá.

UBND tỉnh Bình Định cũng đã cấp 3.188 hạn ngạch giấy phép khai thác cho tàu cá hoạt động ở vùng khơi.

Theo quy định của Luật Thủy sản, bắt buộc tàu cá trên 15 mét phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để giúp cơ quan chức năng theo dõi, quản lý, hỗ trợ ngư dân đánh bắt an toàn, hợp pháp trên vùng biển Việt Nam.

Đây cũng là một trong những nội dung góp phần quan trọng thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu nhằm góp phần gỡ “thẻ vàng” thủy sản.

Theo Quyết định của UBND tỉnh Bình Định để được hỗ trợ, tàu cá phải có đủ các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép hoạt động dịch vụ hậu cần còn hiệu lực.

Còn đối với số tàu chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho hay, qua làm việc, các chủ tàu này nói không còn sản xuất nữa nên không lắp đặt. Vì vậy, Sở cũng đã chỉ đạo cho Chi cục Thủy sản nếu tàu không còn sản xuất nữa thì rút giấy phép.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có chỉ đạo nếu sau ngày 30.4, tàu cá nào không lắp thiết bị giám sát hành trình thì không hỗ trợ chi phí lắp đặt theo chính sách của UBND tỉnh và rút giấy phép khai thác thủy sản.

1. Lộ trình lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
img
2. Những yêu cầu đối với thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Theo điểm e điều 44 nghị định 29/2019 NĐ-CP quy định lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá như sau:

Đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên phải lắp trước ngày 01/07/2019;

Tàu làm nghề lưới kéo, câu cá ngừ đại dương có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01/01/2020;

Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01/04/2020.

Quy định, chủ tàu phải lựa chọn những vị trí lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bảo đảm thiết bị hoạt động tốt nhất, hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu rời cảng đến khi cập cảng. Trong trường hợp thiết bị bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác để báo cáo vị trí, tình hình hoạt động của tàu về cho trung tâm giám sát ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển với tần suất 06 giờ/lần. Bên cạnh đó, thuyền trưởng cũng cần phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong vòng 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát bị hỏng.

Cũng theo quy định, tàu cá phải tìm mua thiết bị giám sát hành trình tàu cá đáp ứng được các yêu cầu được quy định sau:

a) Phải được kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển;

b) Tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển.

Tự động truyền bằng một trong các phương thức qua hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF tối thiểu 08 vị trí/ngày với tần suất 03 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển;

c) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%;

d) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập;

đ) Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem