Bình Thuận: Kỹ sư bỏ việc lương cao, về miền nắng cháy nuôi cá trên cạn, trồng rau hữu cơ

Nguyên Vỹ Thứ sáu, ngày 15/10/2021 19:00 PM (GMT+7)
Bỏ việc lương cao, chàng kỹ sư Nguyễn Ngọc Điền về nuôi cá, trồng rau hữu cơ theo công nghệ Aquaponics. Anh là chủ trang trại Hạnh Hương ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc là người tiên phong trồng thành công dâu tây, rau hữu cơ và nuôi cá bằng công nghệ Aquaponics ở tỉnh Bình Thuận.
Bình luận 0

Áp dụng công nghệ Aquaponics nuôi cá, trồng rau hữu cơ không mới, nhưng làm công nghệ Aquaponics để kinh doanh nông nghiệp trên quy mô lớn như anh Điền lại càng không đơn giản.

Clip: Trang trại dâu tây Hạnh Hương, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Thực hiện: Nguyên Vỹ

So với bình quân chung của cả nước, số giờ nắng trong năm của Bình Thuận cao gần gấp đôi, trong khi lượng mưa chỉ bằng một nửa. Làm nông nghiệp trong tình thế bất lợi luôn là niềm trăn trở lớn đối với những người có tâm huyết.

Tỉnh Bình Thuận trồng thành công dâu tây

Anh Nguyễn Ngọc Điền, chủ trang trại Hạnh Hương ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc kể, sau khi tốt nghiệp Đại học, anh công tác tại Phân viện chăn nuôi Nam bộ (tỉnh Bình Dương).

Vốn là kỹ sư sinh học, niềm đam mê, muốn làm cái gì đó cho riêng mình luôn thôi thúc anh. Anh Điền nghĩ, mình phải tạo ra các loại sản phẩm sạch và độc đáo để đa dạng hóa mặt hàng nông sản Bình Thuận thay vì trồng thanh long.

Ở Bình Thuận, mùa mưa chỉ tập trung trong 3 tháng 8, 9, 10. Còn lại thì nắng nóng quanh năm với tổng giờ nắng lên đến gần 2.500 giờ/năm. Trong ảnh: Trang trại dâu tây Hạnh Hương ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Ảnh: Hạnh Hương.

Ở tỉnh Bình Thuận, mùa mưa chỉ tập trung trong 3 tháng 8, 9 và10. Còn lại thì nắng nóng quanh năm với tổng giờ nắng lên đến gần 2.500 giờ/năm. Trong ảnh: Trang trại dâu tây Hạnh Hương ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Ảnh: Hạnh Hương.

Nhưng xã Hàm Chính quê anh cũng là một vùng đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Muốn làm nông nghiệp sạch, anh phải dùng công nghệ cao để giải quyết bài toán sa mạc hóa.

Công nghệ Aquaponics là lời giải giúp anh hạn chế hạn chế phân, thuốc mà vẫn làm ra sản phẩm sạch, đậm đà hương vị.

Nhưng đối tượng cây trồng mới thực sự là ý tưởng điên rồ. Anh Điền tâm sự, nói đến Bình Thuận người ta chỉ biết tới thanh long.

Còn dâu tây, người ta bảo xứ nóng Bình Thuận không trồng được. Ai mà lại đi trồng dâu trên hệ thống Aquaponics bao giờ.

"Người ta nói tôi điên anh à. Thế mà chúng tôi đã làm thành công" - anh Điền kể.

Anh Nguyễn Ngọc Điền bên vườn dâu tây của trang trại Hạnh Hương. Ảnh: Hạnh Hương

Anh Nguyễn Ngọc Điền bên vườn dâu tây của trang trại Hạnh Hương. Ảnh: Hạnh Hương

Kết hợp hoàn hảo giữa trồng rau hữu cơ và nuôi cá

Công nghệ Aquaponics được hiểu là sự kết hợp giữa nuôi thủy sản và trồng rau thủy canh.

Cụ thể, trang trại Hạnh Hương đang nuôi cá, trồng dâu tây cùng 10 loại rau xanh hữu cơ trong cùng một hệ thống tuần hoàn.

Vi khuẩn có lợi biến đổi nước thải từ bể nuôi thủy sản thành chất dinh dưỡng hữu cơ phù hợp cho cây trồng. Sau đó, nước được lọc sạch và cung cấp trở lại cho bể cá.

Đây là cách thức sản xuất hữu cơ hiện đại, cộng sinh khép kín, tạo môi trường trong lành, chủ động nguồn thực phẩm an toàn.

Dâu tây trồng bằng công nghệ Aquaponics ở trang trại trang trại Hạnh Hương. Ảnh: Hạnh Hương

Dâu tây trồng bằng công nghệ Aquaponics ở trang trại trang trại Hạnh Hương. Ảnh: Hạnh Hương

Anh Điền cho biết, dâu tây vốn là loại trái cây quý tộc. Mỗi kg dâu tây có giá bán ổn định, từ 300.000-400.000 đồng/kg. Chỉ cần cách làm đúng thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao.

Tuy nhiên, nếu anh mua lại quy trình công nghệ từ người khác thì giá sẽ rất cao. Thứ 2, công nghệ hiện tại đã cũ.

Ví dụ, tỉnh Lâm Đồng thường trồng dâu theo 2 quy trình: trồng dưới đất hoặc trồng trên giàn bằng giá thể.

Trồng dâu tây bằng giá thể chỉ đạt 8.000-10.000 cây/1.000m2. Còn trồng dâu bằng công nghệ Aquaponics có thể đạt gần 30.000 cây/1.000 m2, cao gấp 3 lần.

"Ý tưởng kết hợp này do tôi tự nghĩ ra, và tự thiết kế mô hình, cũng như phụ trách các vấn đề kỹ thuật" - anh Điền nói.  

Du khách đến thăm trang trại Hạnh Hương và mê mẩn bên vườn dâu tây được trồng thành công đầu tiên ở Bình Thuận. Ảnh: Hạnh Hương

Du khách đến thăm trang trại Hạnh Hương và mê mẩn bên vườn dâu tây được trồng thành công đầu tiên ở Bình Thuận. Ảnh: Hạnh Hương

Sau 6 tháng trồng vườn dâu tây sẽ cho thu hoạch quả bói. Mỗi gốc dâu tây sẽ cho 5-10 trái/tháng, trọng lượng bình quân 20 gram/trái.

Cây giống dâu tây mà anh Điền sử dụng có nguồn gốc từ nước ngoài, được đặt hàng để lai tạo cho phù điều kiện thổ nhuỗng ở Bình Thuận.

Sau lứa dâu tây thành công đầu tiên, dịch Covid-19 khiến việc nhập giống cho đợt trồng mới bị gián đoạn. "Việc nhập giống và mở rộng diện tích trồng phải tạm lùi đến đầu năm 2022", anh Điền kể.

Sản phẩm nông nghiệp an toàn

Trang trại Hạnh Hương có tổng diện tích 4ha. Trong đó, diện tích nhà kính làm nông nghiệp công nghệ cao là 6.000m2. Phần diện tích còn lại được anh Điền nuôi cá và trồng các loại cây ăn trái.

Trong thời gian tạm ngừng việc trồng dâu tâu, toàn bộ diện tích công nghệ aquponic sử dụng cho việc trồng rau hữu cơ.

img
img

Anh Nguyễn Ngọc Điền bên vườn hệ thống Aquaponics trồng rau sạch của trang trại. Ảnh: Hạnh Hương

Anh Điền giải thích, nếu rau trồng thủy canh vô cơ hoặc thổ canh thì 30-35 ngày thu hoạch 1 lứa.

Còn rau Aquaponics không dùng phân thuốc kích thích mà sử dụng dinh dưỡng từ nguồn phân cá. Vì thế phải mất gần 2 tháng mới thu hoạch 1 lứa. Rau hữu cơ cũng có hương vị đậm đà.

Thứ nữa, cả rau và cá đều là sản phẩm sạch hoàn toàn. Vì nếu nguồn nước nuôi cây bị nhiễm phân vô cơ, hóa học thì cá cũng sẽ nhiễm độc theo và chết do nuôi trồng khép kín trong hệ tuần hoàn.

img
img
img
img

Sản phẩm rau sạch của trang trại Hạnh Hương. Ảnh Hạnh Hương

Theo thiết kế, sản lượng rau Aquaponics sẽ đạt 6 tấn/1.000m2. Tuy nhiên sản lượng tại trang trại chưa đạt mức này vì vừa làm vừa cải tiến. Anh Điền cho biết, sau một số điều chỉnh, đến tháng 11 trang trại sẽ đánh giá lại.

Xét về hiệu quả kinh tế, công nghệ Aquaponics trên quy mô lớn thì chi phí đầu tư cơ sở ban đầu sẽ tốn kém hơn. Tuy nhiên chi phí vận hành sẽ tiết kiệm hơn.

Ví dụ, tiền phân bón cho rau thủy canh vô cơ hoặc thổ canh tốn từ 6-10 triệu/tháng trên 1.000m2. Còn với Aquaponics thì tiền mua tinh dầu để phòng trừ sâu bọ (chứ không dùng thuốc) là 500.000-1 triệu đồng.

img
img

Cá sạch của trang trại Hạnh Hương cũng có nhiều loại từ cá rô phi tới cá lăng đuôi đỏ. Ảnh: Hạnh Hương.

Anh Điền nhẩm tính, đầu tư mô hình aqu sau 3 năm thì bắt đầu có thu lời.

Cách làm của trang trại Hạnh Hương là tự thân mày mò. Khó khăn thì nhiều, "học phí" đóng cho nhưng lần thất bại cũng không ít.

Trang trại Hạnh Hương khởi nghiệp từ năm 2019. "Đến thời điểm này mới tạm gọi là bước đầu thành công. Vì 2 năm dịch Covid-19 bùng phát đã làm kế hoạch bị gián đoạn", anh Điền chia sẻ.  

Giá thành sản phẩm theo công nghệ Aquaponics cao hơn so với nhu cầu và khả năng tiếp cận của người dân Bình Thuận.

Anh Nguyễn Ngọc Danh, phụ trách kinh doanh của trang trại Hạnh Hương cho biết, phần lớn sản phẩm rau, cá sạch tự nhiên này đều được tiêu thụ ở TP.HCM.

Ngoài điểm bán ngay tại cửa hàng ở số 55-57 Kinh Quang, quận 2; sản phẩm của trang trại Hạnh Hương cũng đang bán vào các chuỗi siêu thị mini của TP.HCM.

"Trước, trong và sau mùa dịch Covid-19, trang trại vẫn nỗ lực bán với giá bình ổn cho người dân thành phố", anh Nguyễn Ngọc Danh, phụ trách kinh doanh của trang trại Hạnh Hương chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem