Đại tá Hồ Quang Thái cho biết, 4 nội dung Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã đề nghị Bộ Công Thương báo cáo bao gồm: Doanh nghiệp có vốn pháp định; ký quỹ; doanh nghiệp bán hàng phải có hàng hóa; hàng hóa phải được đăng ký giá, không thể để kích giá lên cao.
“Vừa qua, một số doanh nghiệp lợi dụng kinh doanh bán hàng đa cấp làm trái quy định pháp luật, kinh doanh không đúng lĩnh vực, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, kênh giá quá cao”, Đại tá Hồ Quang Thái cho biết.
Về phía Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện đang phối hợp với Bộ Công an tiến hành thanh tra, kiểm tra 7 công ty kinh doanh hàng đa cấp theo quy định của pháp luật. “Hiện cả nước có tổng số 67 doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp (37 doanh nghiệp cũ và cấp mới 30 doanh nghiệp), trong đó một số doanh nghiệp vi phạm và một số tự bỏ nên còn 59 doanh nghiệp đang hoạt động”, Đại tá Hồ Quang Thái nói.
Tại buổi làm việc chiều nay, Bộ Công Thương “hứa” sẽ cung cấp báo cáo trong tuần này.
Trước đó, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã đưa ra nhận định, thời gian gần đây, tình hình kinh doanh bán hàng đa cấp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước diễn ra rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người tiêu dùng và tình hình an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa phương. Thực tế, có nhiều tổ chức cá nhân đã lợi dụng khe hở của pháp luật, để lừa đạo chiếm đoạt tài sản của người dân gây bức xúc trong dư luận.
Thực tế vừa qua, có tình trạng một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp sai lĩnh vực, sai ngành nghề, trái các quy định tại Nghị định 42 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều vụ việc đã bị các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính và đưa ra truy tố trước pháp luật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.