Phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Phạm Tất Thắng - nguyên lãnh đạo ngành thương mại về vấn đề này.
Giải pháp tình thếÔng đánh giá như thế nào nếu Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu thay Bộ Tài chính?Thị trường xăng dầu phải dần được trả về theo thị trường, có sự minh bạch, theo quan hệ cung-cầu; lúc ấy quyền lợi người tiêu dùng mới thực sự được bảo đảm, thị trường xăng dầu mới hết "lình sình".
- Đây là đề nghị của Bộ Tài chính. Quan điểm của Bộ Tài chính là Bộ Công Thương quản lý thị trường xăng dầu; cung-cầu, cạnh tranh của mặt hàng này thì cần quản lý cả giá cả. Chưa kể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng do Bộ Công Thương quản lý về mặt Nhà nước thì Bộ này điều hành giá được cho là phù hợp.
Còn tôi cho rằng, trong điều kiện quản lý giá được theo cung-cầu, thị trường thì việc bộ nào điều hành giá cả đều không cần thiết. Bởi nếu đã xác lập thị trường có cạnh tranh thì việc quản lý giá cả sẽ chỉ còn là kiểm tra, kiểm soát, nếu phát hiện thấy các vi phạm về giá cả thì "thổi còi", xử lý vi phạm đó; còn lại việc điều hành giá cả đã có luật pháp là công cụ quản lý.
Vậy tại sao mặt hàng xăng dầu do Bộ Tài chính quản lý giá lại được chuyển về Bộ Công Thương, thưa ông?- Vì với mặt hàng xăng dầu hiện nay vẫn là độc quyền nhóm. Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam vẫn là doanh nghiệp nhà nước độc quyền, chưa cổ phần hóa, nó vẫn thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương nên giao cho bộ này quản lý giá, đưa việc quản lý mặt hàng này về một mối, bước đầu cũng là hợp lý.
Bộ Công Thương sẽ có thêm chức năng chính là quản lý giá, kiểm soát giá. Bộ Tài chính tới đây sẽ "đứng ngoài cuộc" để kiểm soát giá cả nói chung của mặt hàng này trên thị trường. Nếu Bộ Tài chính phát hiện có vi phạm trong lĩnh vực giá xăng dầu thì có thể xử lý, làm việc với Bộ Công Thương để kiểm tra, giải quyết. Tách như vậy trong bối cảnh này theo tôi có thể tốt hơn.
Nhưng sự thay đổi này, theo các chuyên gia, dường như chưa thấy có tác động gì tới điều hành giá mặt hàng này theo hướng công khai, minh bạch mà chỉ là "thay tên đổi họ", ông nghĩ sao?- Tôi cho việc thay đổi này trong bối cảnh hiện nay chỉ là giải pháp tình thế thôi. Vì theo chủ trương của Chính phủ, từ nay đến hết năm 2015 sẽ phải cổ phần hóa hết các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc quản lý của Bộ Công Thương cũng sẽ phải cổ phần hóa. Các bộ ngành lúc đó, theo luật sẽ chỉ còn quản lý nhà nước về mặt hàng chính, đưa ra cơ chế chính sách, chứ không còn quản lý trực tiếp các doanh nghiệp, can thiệp trực tiếp vào giá cả, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương cũng đã có những động thái tương đối tốt để "dọn đường" sau khi nhận trách nhiệm chính về quản lý giá xăng dầu. Bộ đã có chỉ thị về minh bạch hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, như công khai lương, thưởng của toàn bộ nhân sự lao động của tổng công ty này trên trang web; công khai giá thế giới, giá cơ sở mặt hàng xăng dầu...; bước đầu thể hiện quyết tâm minh bạch hóa mặt hàng.
Triệt tiêu tính độc quyềnVậy chúng ta có thể kỳ vọng giá xăng dầu sẽ minh bạch hơn, cân đối hợp lý các lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân tốt hơn, không có sự xáo trộn lớn trên thị trường..., thưa ông?- Dù có công bố nhiều thông tin cho người tiêu dùng biết song tôi cho rằng, sẽ vẫn chưa thể có một thị trường xăng dầu minh bạch theo đúng nghĩa. Chúng ta đã nói nhiều tới việc minh bạch thông tin nhưng quan trọng hiện nay là minh bạch như thế nào, bởi trong điều kiện kinh doanh xăng dầu của ta hiện nay có nhiều yếu tố rất khó kiểm soát, dù anh có công bố thì cũng không thể nào rõ được. Đây là lúc giao thời nên chúng ta vẫn phải chấp nhận những mù mờ của thị trường xăng dầu dù quản lý giá là Bộ Tài chính hay Công Thương.
Vậy không có cách nào để tránh cho người tiêu dùng bị thiệt thòi khi sử dụng mặt hàng này, thưa ông?
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long:Bộ Công Thương vừa đá bóng, vừa thổi còi Để Bộ Công Thương điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong khi các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đều là "con ruột" của bộ này thì không khác gì để Bộ Công Thương vừa đá bóng vừa thổi còi. Lúc đó, chuyện minh bạch giá xăng dầu càng khó đạt được. Thậm chí, có thể sẽ có cả câu chuyện lợi ích nhóm ở đây.
|
- Giải pháp cơ bản là cần phải triệt tiêu tính độc quyền (từ nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ) trong kinh doanh xăng dầu. Đây là "gốc" của vấn đề. Thị trường xăng dầu phải dần được trả về theo thị trường, có sự minh bạch, điều hành giá cả theo cạnh tranh, theo quan hệ cung-cầu; lúc ấy quyền lợi người tiêu dùng mới được bảo đảm, thị trường xăng dầu mới hết "lình sình".
Nhưng cái mà người tiêu dùng quan tâm là giá cả xăng dầu phải lên xuống theo đúng thị trường, không bị tăng cao một cách vô lý?
- Việc Bộ Tài chính không quản lý giá xăng dầu mà "đứng ngoài" kiểm tra, kiểm soát thì đấy cũng là một cách để minh bạch mà người tiêu dùng có thể hy vọng vào thị trường xăng dầu tăng - giảm một cách minh bạch, theo thị trường. Một nơi chịu trách nhiệm, một nơi kiểm tra, kiểm soát có thể đảm bảo giá cả tốt hơn, hợp lý hơn cho người dân; tránh kiểu "quản lý tập thể, cha chung không ai khóc" với mặt hàng này hiện nay mà người dân thì è cổ với giá xăng dầu tăng cao vô lý.
Tôi vẫn khẳng định là trong khi cái "gốc" của thị trường xăng dầu chưa thay đổi được thì chúng ta vẫn phải chấp nhận những bất hợp lý, nhất là về giá của mặt hàng này hiện nay. Những gì đưa ra hiện nay vẫn chưa phải là cái gốc để giải quyết những bất hợp lý của thị trường xăng dầu.
Xin cảm ơn ông!
Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 11.5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Ba nội dung của Chỉ thị 11 (ngày 22.4.2014) của Bộ Công Thương nhằm mục đích để giá điện, giá xăng dầu công khai, minh bạch, người dân sẽ được hưởng lợi từ việc nhận những thông tin công khai như thế.
Người dân biết được quy định pháp luật về vấn đề này, và qua đó có điều kiện kiểm tra, giám sát xem ngành điện và ngành xăng dầu có thực hiện đúng các quy định pháp luật hay không. Ngoài ra, qua việc công bố công khai cơ cấu về giá điện, giá xăng dầu, người dân có quyền được lựa chọn giá hợp lý đối với mình. Thứ ba, với việc công khai này, người dân có khả năng tự xem xét, quyết định xem mình sử dụng điện, xăng dầu sao cho tiết kiệm và hiệu quả.
|
Mai Hương (thực hiện) (Mai Hương (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.