Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT vừa họp và phân tích tổng chỉ tiêu và kết quả điểm thi THPT Quốc gia để đưa ra ngưỡng điểm (điểm sàn) đại học năm 2017.
Theo đó, điểm sàn là 15,5 với tất cả các khối. Năm nay không có điểm sàn đối với hệ cao đẳng. Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, để lấy mức điểm này, vấn đề đầu tiên, Bộ đặt ra là tiêu chí về chất lượng, sau đó phụ thuộc vào chỉ tiêu và năng lực đào tạo tối đa của từng trường và số lượng thí sinh xét tuyển ĐH năm nay.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, các trường đều quyết tâm lựa chọn mức điểm thi này để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo Bộ GD-ĐT, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng khối thi, Bộ xác định và công bố điểm sàn đối với từng khối thi. Điểm sàn không nhân hệ số. Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn.
Do đó, thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
Điểm sàn được xây dựng trên nguyên tắc chung tối thiểu bao gồm 4 yếu tố: Đảm bảo đúng quy định của quy chế; Đảm bảo đúng chất lượng tuyển chọn đầu vào; Đảm bảo cơ cấu vùng miền và cơ cấu xã hội; Đảm bảo chất lượng tuyển chọn đầu vào cho các trường. Đây là 4 nguyên tắc tối thiểu để Bộ xây dựng điểm sàn.
Năm 2015, điểm sàn đại học là 15 điểm và cao đẳng là 12 điểm. Năm 2016, điểm sàn là 15 điểm. Năm nay có điểm sàn cao nhất trong 13 năm qua.
Sau khi Bộ công bố điểm sàn, các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển, công bố chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu để xét tuyển).
Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, kỳ xét tuyển nguyện vọng 1 đợt 1 vào đại học năm nay sẽ hết sức căng thẳng bởi tính...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.