Lúc đầu chủ yếu chỉ mua - bán, từ năm 1990, ông chuyển hẳn sang làm cây cảnh. Ông Chấn (tổ 10 phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) kể, lúc đó gia cảnh ông cũng khó khăn, nhưng thấy cây nào đẹp là ông vay tiền để mua. Ông nhớ nhất cũng là năm 1990, khi vay 2 triệu đồng mua cây về vừa học, vừa làm, nhưng nợ 3 năm sau không trả được.
|
Nhờ cây cảnh, mỗi năm ông Chấn thu 300 triệu đồng. |
"Cái khó của nghề này là phải chịu khó ham học hỏi, phải theo mẫu mốt, theo thời cuộc. Tố chất không thể thiếu dẫn đến thành công là sự nhanh nhạy, quyết đoán và có một chút hiểu biết thương mại"- ông Chấn tâm sự.
Giờ đây, trước sân nhà ông có hàng chục cây sanh đã vào thế (tổng trị giá 800 triệu đồng), với những bộ rễ đẹp, cây ôm đá, đặt trên những chiếc chậu khá vững chắc, đang trổ lớp lá non chào đón mùa xuân... Chỉ chậu đá cảnh dài 1,4m, cao 0,35cm, dù được trả giá rất cao, nhưng ông không bán, ông Chấn bảo: “Chậu đá này, tôi sưu tầm mỗi năm một ít, tạo thế núi nhấp nhô như dãy Trường Sơn và đặt tên là "Long sơn". Nó là kỷ niệm của tôi khi đến với nghề".
Những năm qua, ông Chấn đã nhận thi công sân vườn, cây cảnh cho nhiều công trình lớn. Như năm 2008, ông làm sân vườn và non bộ cho một đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Không quân ở Hà Nội, sân vườn và non bộ cho Nhà máy Quân đội A32 tại Đà Nẵng... Từ năm 2009 đến nay, ông đã làm trên 30 công trình khác nhau, trong đó có những công trình có giá trị 500 triệu đồng.
Nghề sinh vật cảnh của ông đã tạo việc làm cho 20 lao động có thu nhập ổn định hàng tháng từ 3-5 triệu đồng/người. Không chỉ vậy, ông còn đào tạo nghề và hỗ trợ vốn giúp 3 lao động trên địa bàn mở cơ sở làm sinh vật cảnh và họ đều đã thoát nghèo. Riêng ông, mỗi năm trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 300 triệu đồng.
Kim Oanh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.