Bỏ quên đánh giá tác động môi trường

Chủ nhật, ngày 06/11/2011 05:51 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Thực trạng này đã và vẫn đang tồn tại ở Việt Nam gây tác động tiêu cực đối với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội bền vững...
Bình luận 0

Tại hội nghị quốc gia về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường (CBM) do Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tổ chức ngày 4.11 ở Hà Nội, nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này được các đại biểu đưa ra. 

img
Quy hoạch nhà máy, khu công nghiệp chưa đánh giá tác động môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng (ảnh chụp tại Công ty Luyện đồng Lào Cai, tỉnh Lào Cai).

Vi phạm ngày càng tinh vi

Mặc dù đánh giá cao những thành tựu trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng PGS-TS Phạm Văn Linh-Phó Trưởng ban, Ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, các hành vi vi phạm môi trường vẫn đang diễn biến phức tạp với nhiều hình thức ngày càng tinh vi. Ô nhiễm môi trường ở đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, lưu vực sông… ngày một gia tăng và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân.

"Công tác BVMT ở khu công nghiệp về tổng thể chưa đáp ứng được các yêu cầu. Điển hình như việc xả thải sống sông Thị Vải của Công ty TNHH Vedan bị phát hiện năm 2008. Việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch khoa học, tình trạng vi phạm pháp luật môi trường trong các dự án này đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, nhất là khu vực miền Trung, Tây Nguyên"- PGS-TS Linh dẫn chứng.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) ở cấp độ doanh nghiệp, với yêu cầu BVMT ngày càng nghiêm ngặt hơn, nhiều doanh nghiệp đưa ngăn ngừa ô nhiễm là một trong những chỉ tiêu chiến lược trong phát triển. Tuy nhiên, còn quá nhiều bất cập trong công tác phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, cả cấp vĩ mô đến việc thực thi ở cấp vi mô.

Thực tế, những năm qua, việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của các dự án trực thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành hầu như không thực hiện vì phần lớn các doanh nghiệp tự phê duyệt các dự án đầu tư. "Cho đến nay chỉ có 1 dự án đầu tư được Bộ Công Thương tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM"- ông Thanh cho biết.

Đánh giá "chạy sau" quy hoạch

Thừa nhận đi đôi với tăng trưởng kinh tế, chất lượng môi trường bị ảnh hưởng, Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang cho rằng: "Thực tế cho thấy nhiều tỉnh thiếu bền vững của mô hình phát triển truyền thống, chủ yếu dựa vào lợi thế khai thác lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên".

Đến nay chỉ có 37 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thực hiện ĐTM cho quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội của tỉnh

PGS-TS Lê Trình - Chủ tịch Hội ĐTM VN nhấn mạnh, phát triển ĐTM là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững. Điều đáng nói là ở nước ta hiện nay là nhiều ĐTM được thực hiện sau khi quy hoạch đã… hoàn thành, thậm chí đã được chính quyền tỉnh trình hội đồng nhân dân.

"Nhiều báo cáo ĐTM chỉ nhằm chứng minh các nội dung của quy hoạch là định hướng BVMT và phát triển bền vững, ít có ĐTM nào bác bỏ các nội dung quy hoạch có thể gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và xã hội. Như vậy, ĐTM bị hạn chế về tính khoa học, khách quan dẫn đến hiệu quả ĐTM không cao, không giữ vai trò là công cụ cho phát triển bền vững"- PGS-TS Lê Trình nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem