Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đừng nghĩ MXH là không thể xác định danh tính

Ngọc Phạm Thứ sáu, ngày 08/11/2019 09:36 AM (GMT+7)
“Quan trọng nữa là phải phối hợp tìm ra danh tính của các tài khoản trên mạng xã hội, tránh việc một số người trên mạng xã hội nghĩ là không thể xác định được danh tính nên cứ đưa thông tin lên”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bình luận 0

img

Bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời chất vấn sáng 8/11

Sáng 8/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Ở phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, lấy ví dụ từ vụ Khá Bảnh, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đã chất vấn Bộ trưởng về thực trạng thông tin xấu độc trên mạng xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, tin xấu độc trên mạng xã hội mang tính toàn cầu, không chỉ riêng nước ta mà cả thế giới đang phải đối diện. Đầu tiên là hành lang pháp lý: Chúng ta đã có Luật An ninh mạng, thế nhưng tất cả các quốc gia đều phải có quy định pháp luật riêng cho tin sai, tin giả. Một nước gần chúng ta nhất là Singapore, họ đã ra luật, xử lý rất nghiêm minh và có tính răn đe, không chỉ phạt vài chục triệu đồng mà phạt vài chục triệu đô la đến 10 năm tù. Hiện, Bộ TT&TT đang phối hợp với Bộ Công an để hoàn thiện hành lang pháp lý cho vấn đề này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, thông tin xấu độc chủ yếu là xuyên biên giới. Nó đến từ các nền tảng nước ngoài mà chủ yếu là Facebook và Google. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT&TT đã có nhóm chuyên trách làm việc với các cục thuế, công an, ngân hàng nhà nước,… với mục tiêu yêu cầu các nền tảng mạng xã hội tuân thủ pháp luật.

“Quan trọng nữa là phải phối hợp tìm ra danh tính của các tài khoản trên mạng xã hội, tránh việc một số người trên mạng xã hội nghĩ là không thể xác định được danh tính nên cứ đưa thông tin lên. Ngoài ra, nền tảng mạng xã hội phải có công cụ tự động xóa bỏ tin xấu độc, và hợp tác với cơ quan nhà nước để gỡ bỏ các tin xấu độc”, “tư lệnh” ngành TT&TT nhấn mạnh.

Song Bộ trưởng Bộ TT&TT đặt câu hỏi: “Xấu độc ở đâu mà ra?”. “Đôi khi cũng từ chính chúng ta mà ra. Giáo dục là giải pháp căn cơ. Chúng ta phải có khả năng phân biệt, khả năng phản biện trước các thông tin xấu độc. Mỗi cá nhân, con người phải có kỹ năng sống trên không gian mạng. Con em nhà mình cũng có lúc phải ra ngoài kia với nhiều cạm bẫy thì phải biết phân biệt. Nếu chúng ta có kỹ năng phân biệt cái tốt, cái xấu thì cái xấu không còn tồn tại. Chúng ta đọc một tin xấu chúng ta đã vô tình nuôi cái tin xấu độc đấy”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

img

Facebook và Google là hai nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới có lượng người dùng lớn tại Việt Nam

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng vui mừng chia sẻ những thành công bước đầu trong kết quả làm việc với mạng xã hội xuyên biên giới. Đối với Facebook - mạng xã hội đang có hơn 50 triệu người dùng tại Việt Nam, ngày trước mình yêu cầu 100 thì họ chỉ thực hiện 20 - 30. Tuy nhiên, sau khi có làm việc thì tỉ lệ đã nâng lên 70%.

“Google ngày trước mình nói 100 thì họ chấp hành 40 - 50 thôi, nhưng hiện nay đã lên mức 85%, có nội dung hơn 90% (ví dụ gỡ các game xấu độc, game đánh bài của Google, tỉ lệ gần đây là 92%). Facebook cũng tuyên bố chặn quảng cáo chính trị với 21 trang chống phá nhà nước Việt Nam, có trang đã bị Chính phủ Việt Nam công bố là khủng bố”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Phiên chất vấn các ”tư lệnh” ngành làm nóng nghị trường Quốc hội

"Mục đích của văn bằng, chứng chỉ, đây là chúng ta tuân thủ theo quy định của Đảng và Nhà nước trong tiêu chuẩn...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem