Sử dụng phân khoáng thiên nhiên
Cây ổi là loại cây dễ trồng có thể tạo lượng sinh khối rất lớn, nên yêu cầu dinh dưỡng cao; đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng mới cho năng suất và chất lượng quả cao.
Muốn thâm canh bền vững cần cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ, giữa các yếu tố đa, trung và vi lượng, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh và phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường để làm ra sản phẩm sạch, an toàn.
Cây ổi có thể tạo lượng sinh khối rất lớn, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng mới cho năng suất và chất lượng quả cao. Ảnh tư liệu
Phân nung chảy Văn Điển kết hợp với chất Đạm và Kaly và một số dinh dưỡng vi lượng khác để sản xuất ra phân Đa yếu tố NPK, là loại phân bón đồng thời có chứa các chất đa lượng NPK, các chất trung lượng như S, Ca, Mg, Si và nhiều chất vi lượng khác rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón thông thường không có.
|
Phân Lân nung chảy Văn Điển là một loại phân khoáng thiên nhiên, nguyên liệu sản xuất là quặng phosphat, serpentin hoặc olevin, manhezit. Hỗn hợp trên được nấu chảy ở nhiệt độ 1.400 - 1.450 độ C rồi làm lạnh đột ngột. Sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15 -18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt 4%, chất mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; chất molipden: 0,001%; chất coban: 0,002; chất Bo: 0,008%; chất kẽm: 0,00014%.
Đây là loại phân bón “thân thiện với môi trường” vì không sử dụng hóa chất trong công nghệ sản xuất, các chất dinh dưỡng được cây trồng sử dụng trên 98%, không để lại tồn dư trong đất, ngược lại còn khử chua, cải tạo đất rất tốt.
Cách bón phân cho cây ổi
Chăm sóc ổi mới trồng: Bón lót cho 1 hố: 1- 2kg lân nung chảy Văn Điển + 4-5kg phân hữu cơ hoai mục. Nếu đất chua quá cần bón thêm khoảng 0,5kg vôi bột xuống đáy hố. Phân bón đảo đều với đất và lấp đầy hố trước khi trồng khoảng 20-30 ngày; khi trồng chỉ việc moi hốc nhỏ giữa hố, đặt cây trồng ngay ngắn rồi lấp đất kín bầu; nén nhẹ rồi tưới đẫm nước.
Bón thúc: 2 năm đầu định kỳ bón cho mỗi gốc 0,5-1kg phân ĐYT NPK 12:5:10 hoặc13:3:10. Mỗi năm bón làm 3-4 lần, có thể bón phân kết hợp xới nhẹ và vun gốc, cũng có thể ngâm cho bở phân rồi hòa nước tưới. Nếu trồng bằng cành chiết hoặc cây ghép thì sau trồng 8-12 tháng cây đã bắt đầu ra hoa, đậu quả; tuy nhiên trong 1,5 - 2 năm đầu không nên khai thác quả ngay, để tập trung dinh dưỡng nuôi cây và tạo hình cho cây.
Chăm sóc ổi thu quả: Từ năm thứ 3 có thể chuyển sang khai thác quả.
- Cây ổi thuộc nhóm cây “lá xanh quanh năm”, chịu nóng tốt hơn chịu rét. Quả ổi chỉ khoảng 2,5 tháng là thu hoạch được, nên mỗi năm có thể thu 2 hoặc hơn 2 lứa quả. Căn cứ tình trạng thu quả để có chế độ bón phân thích hợp.
- Khoảng 20-25 ngày trước khi ra hoa, với gốc ổi 3-4 tuổi, bón 0,2-0,25kg phân ĐYT NPK 12:5:10, hoặc 13:3:10 để ra nhiều lộc và nhiều hoa.
- Khi đậu quả, bón 0,2 - 0,3kg ĐYT NPK 12:5:10, hoặc 13:3:10.
- Khoảng 15-20 ngày sau, bón 0,2-0,3kg ĐYT NPK 12:7:20. nhằm nuôi quả nhanh lớn và ăn ngon.
Lưu ý:
- Hàng năm vào cuối tháng 12 nên bón mỗi cây 2-3kg phân lân nung chảy Văn Điển và khoảng 3-4kg phân hữu cơ hoai mục. Bón theo rạch ở phía ngoài hình chiếu tán cây.
- Những cây ổi to hơn, nhiều quả hơn thì tăng phân bón; song cần bón cân đói các loại phân và thời điểm bón phân.
- Bộ rễ ổi nhanh hồi phục và có tỷ lệ khá cao các loại rễ ăn nông trong cac lớp đất mặt. Do vậy, mỗi lần bón phân đều có thể tạo rạch rồi bón phân, lấp đất; hoặc rải phân theo hình chiêu tán cây,cách gôc 0,5-1,0m, xới nhẹ vùi lấp phân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.