Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bệnh thành tích tuổi "U"
Trao đổi với Dân Việt, HLV Nguyễn Thành Vinh (HP Hà Nội) tâm sự: "Tôi đã sang CH Czech và nhận thấy ở đây và nhiều nước khác, không có giải U11, U13, U15... toàn quốc như VN. Các cháu nhỏ cứ thoải mái chơi bóng dưới sự chỉ bảo của người lớn. Từ những trận bóng đá đường phố như thế, tuyển trạch viên của các học viện sẽ chọn ra những "hạt ngọc thô" mang về mài giũa".
Buổi tập của các cầu thủ Học viện HAGL-Arsenal |
Ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia đã xây dựng được mô hình đào tạo bóng đá cộng đồng. Trẻ em thường được cha mẹ đưa đi chơi bóng vào ngày nghỉ cuối tuần với mục đích rèn luyện sức khoẻ. Chỉ những em có năng khiếu, đam mê bóng đá mới được chọn, đào tạo thành cầu thủ chuyên nghiệp.
Trong chừng mực nhất định, chính hệ thống giải "U" với sự chi phối khá nặng nề của căn bệnh thành tích, đã ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của bóng đá trẻ VN. Một con số đáng tham khảo do chuyên gia Nguyễn Văn Vinh (người từng lựa chọn tài năng cho Học viện Bóng đá HAGL- Arsenal JMG) cung cấp: "Từ khoảng 17.500 em đăng ký, chúng tôi chỉ chọn được 30 em sau 2 đợt thi tuyển. Tiếp đến, sau một thời gian đào tạo, những em không đạt tiêu chuẩn đào tạo lên cao để trở thành những "hạt ngọc" trong tương lai, sẽ được chuyển cho đội U15 HAGL”.
Đem con bỏ chợ
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ
Trong quá khứ, bóng đá VN đã chứng kiến cả lứa U17 QG tập trung dài hạn ở Từ Sơn (Bắc Ninh) phải giải tán vì chất lượng kém. Ở cấp CLB, HLV Vũ Trường Giang cũng từng lắc đầu ngao ngán với lứa U21 HP Hà Nội bởi: "Có quá ít tư chất làm cầu thủ". Nhìn lại bóng đá VN những năm gần đây, không thấy xuất hiện những tài năng đặc biệt. Chất lượng đầu vào không đảm bảo sẽ kéo theo những hệ quả xấu đối với bóng đá VN. CLB tốn tiền chỉ là một chuyện, đáng báo động hơn là tương lai của những cầu thủ bị loại (hoặc không còn đất dụng võ) sẽ ra sao khi họ gần như không biết làm gì ngoài đá bóng? Đằng sau những cuộc chuyển giao Thể Công cho Thanh Hoá hay chuyển giao đội hạng Nhất Viettel cho Hà Nội T&T mới đây, không ít cầu thủ trẻ trở thành nạn nhân.
Bàn về những mô hình đào tạo trẻ theo kiểu "cắt lúa non", ông Nguyễn Văn Vinh nói: "Chuyện một CLB chỉ lo đào tạo trẻ rồi bán cho CLB khác để kiếm lời không xa lạ gì, thế giới cũng làm lâu rồi. Vấn đề là bán cầu thủ vào thời điểm nào, điều kiện ra sao? Phải làm sao cho các cầu thủ nếu không theo được nghiệp bóng đá, thì vẫn trở thành một công dân tốt, có sức khoẻ và chút vốn liếng để theo những ngành nghề khác, chứ không trở thành gánh nặng của xã hội".
Lê Đức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.