Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
- Các khoản chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 gồm các trường hợp như sau:
Chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế; Chậm nộp tiền thuế bổ sung theo kết quả kê khai bổ sung, kết quả kiểm tra, thanh tra.
Chậm nộp tiền thuế chênh lệch giữa số thuế được hoàn trả (nhỏ hơn) số tiền thuế đã được hoàn trả theo kết quả đối chiếu kiểm tra.
Chậm nộp tiền thuế trong trường hợp nộp dần tiền thuế nợ; Do bị truy thu số tiền thuế thiếu thì số thuế thuế bị coi là khoản chậm nộp;
Phải nộp số tiền thuế thiếu do khai sai, hoặc khai chưa đúng số thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu (mà không thuộc trường hợp bị XPHC);
Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, tiền chậm nộp thuế được tính 0,03%/ngày/số tiền thuế chậm nộp (trước năm 2016 là 0,05%/ngày/số tiền thuế chậm nộp).
Vậy, quy định hiện nay về thời hạn đóng tiền chậm nộp ra sao? Trường hợp người dân không đóng, hoặc để kéo dài có bị xử phạt bổ sung hay không?, thưa bà?
- Không có quy định về thời hạn đóng tiền chậm nộp tiền thuế. Chế tài của việc chậm nộp thuế là bị tính thuế theo mức chậm nộp như trên.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng người nộp thuế có thể bị cưỡng chế nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thuế theo quy định tại Thông tư 215/2013/TT-BTC.
Hằng tháng, cơ quan thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với thông báo tiền thuế nợ đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên.
- Nếu phát hiện có thông báo về tiền chậm nộp nhưng chưa rõ nguồn gốc, người nộp thuế cần liên hệ ngay với cơ quan quản lý thuế (cơ quan cấp mã số thuế cá nhân) để nắm thông tin cũng như để được giải đáp, hướng dẫn.
Thường thì trên thông báo tiền thuế nợ có ghi chi tiết về bộ phận giải đáp thắc mắc, số điện thoại cán bộ quản lý thuế (Theo Biểu mẫu 01/TTN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC). Hoặc, người dân có thể gọi điện tư vấn, xác minh nguồn phát sinh nguồn nợ thuế thông qua đường dây của Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế thuộc các Chi cục, hoặc Tổng cục thuế.
Luật sư có bổ sung góp ý nào đối với nội dung này hay không?
- Tôi cho rằng nên nghiên cứu chế tài đối với việc cố ý để kéo dài thời gian chậm nộp thuế, nhằm tăng thu ngân sách cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về thuế.
Tuy nhiên, để áp dụng quy định này thì cần phải có tiêu chí đánh giá những khó khăn khách quan của người nộp thuế, để miễn hoặc giảm trừ trách nhiệm cho các đối tượng phù hợp.
Ví dụ như trường hợp chúng ta vừa nhắc tới là các khoản chậm nộp có giá trị rất nhỏ, việc phát sinh này cũng không xuất phát từ ý chí của người dân mà bắt nguồn khó khăn trong thông báo khi chưa có hệ thống điện tử.
Cần nói thêm, bản thân cơ quan thuế khi thống kê, kiểm soát các khoản nợ nhỏ này cũng cực kỳ vất vả, tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn sử dụng đơn vị đồng, nên 1 đồng nợ thuế cũng phải ghi nhận. Nhưng sẽ là rất khiên cưỡng nếu người dân bị xử lý, đánh giá uy tín tài chính với khoản nợ chỉ vài trăm đồng, vài nghìn đồng và cũng không ai trốn tránh nghĩa vụ đối với khoản tiền nhỏ như thế này. Chúng ta đều hiểu rằng mỗi người sẽ vui vẻ đóng thuế nếu nguồn gốc tường minh.
Thứ hai, đối với cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan quản lý thuế nói riêng, nên tăng cường hướng dẫn cho người nộp thuế tải các ứng dụng theo dõi về thuế, để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế một cách kịp thời.
Đồng thời, khi thay đổi địa chỉ, thông tin người nộp thuế, cũng nên cập nhật trên hệ thống để đảm bảo việc quản lý về thuế được thông suốt, tránh nhầm lẫn, sai sót phát sinh các thủ tục pháp lý phức tạp sau này.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường phổ biến các quy định về hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ nộp thuế như có thể bị cấm/hoãn xuất cảnh, và việc đánh giá hoàn thành nghĩa vụ thuế cũng có thể làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn Đảng viên, tiêu chuẩn cán bộ công chức trong các kỳ đánh giá.
Đối với người dân, với những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính và đầu tư công nghệ số vào quản lý Nhà nước, các hành vi của công dân sẽ được kiểm tra, giám sát bằng công nghệ số tự động, chính xác, nhanh chóng.
Do đó, mỗi người dân nên nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống, pháp luật để không rơi vào tình huống bị nợ thuế, chậm nộp thuế, có thể sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số uy tín cá nhân đánh giá khi vay vốn ngân hàng, hoặc khi xét tuyển vào các cơ quan đơn vị Nhà nước, hoặc có thể rơi vào tình huống bị cấm/hạn chế xuất cảnh, lại mất thời gian và chi phí xử lý.
Xin cảm ơn Luật sư!
Trước đó, như báo điện Dân Việt đã thông tin trong bài viết "Không nhận được thông báo, nhiều người "bỗng dưng" nợ thuế khi cài eTax".
Theo đó, từ khi Tổng cục thuế ra mắt ứng dụng eTax, người nộp thuế có thể tra cứu các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế để cập nhật, cũng như xử lý kịp thời các phát sinh.
Tuy nhiên, thông qua công cụ tra cứu trên ứng dụng eTax Mobile, không ít người bất ngờ phát hiện nhiều khoản nợ thuế, một số trong đó có giá trị rất nhỏ và chậm nộp thuộc Tiểu mục 4944 - tiền chậm nộp các khoản khác điều tiết 100% ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật do ngành thuế quản lý.
Nhiều người dân bày tỏ lo ngại việc chậm nộp sẽ gây ra những tác động gây ảnh hưởng, dù đây là lỗi khách quan (rất nhiều người không biết, không nhận được thông báo trước đó).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.