Bức ảnh giả mạo của CNN gây hiểu nhầm về chiến tranh Nga-Ukraine
Bức ảnh giả mạo của CNN gây hiểu nhầm về chiến tranh Nga-Ukraine
Tuấn Anh (theo AP)
Chủ nhật, ngày 06/03/2022 11:08 AM (GMT+7)
Người dùng mạng xã hội đã nhận ra những hình ảnh về một vụ nổ được cho là xảy ra trong chiến sự Ukraine-Nga ở Kiev năm 2022 thực ra là một bức ảnh có từ năm 2015, nhưng lại được chính kênh truyền hình CNN của Mỹ đăng lại và chú thích là do Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố vào ngày 24/2/2022.
Các bài đăng trên mạng xã hội cho rằng đài truyền hình CNN của Mỹ đã xuyên tạc hình ảnh một vụ nổ năm 2015 là hình ảnh trong cuộc chiến năm 2022 ở Ukraine. Hình ảnh này được chú thích là một vụ nổ ở Kiev và được văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố vào ngày 24/2/2022.
Bài đăng trên Facebook ngày 4/3 đã dẫn chứng lại hình ảnh tĩnh của CNN khi phát sóng về Ukraine năm 2022 nhưng lại có hình ảnh vụ nổ của năm 2015. Các bài đăng khác trên Facebook cũng đã chia sẻ ba hình ảnh giống nhau vời dòng chữ: "Vụ nổ giống hệt nhau, cách nhau 7 năm ..."
Ảnh ghép tương tự đã được đăng trên một trang web lưu trữ nhưng không cung cấp thêm thông tin về những gì được cho là vụ nổ ở Ukraine năm 2015.
Các bài đăng theo cùng chủ đề trên mạng xã hội cáo buộc CNN và các đài truyền hình khác đã gây hiểu lầm cho công chúng về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine, sau chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine ngày 24/2.
Phóng viên Lauren Bobek của CNN nói với AFP rằng hình ảnh của buổi phát sóng chỉ là "giả thuyết" và "không có thật".
Chương trình kiểm chứng sự kiện của AFP trước đây cũng đã tiết lộ các bài đăng về Afghanistan từng có chứa một hình ảnh CNN giả mạo với chú thích gây nhiểu lầm.
Vụ nổ ở Kiev
CNN đã chia sẻ bức ảnh về vụ nổ trong một thư viện trực tuyến về chiến tranh. Bức ảnh này được chú thích: "Một bức ảnh do văn phòng Tổng thống Ukraine cung cấp dường như cho thấy một vụ nổ ở Kiev vào sáng sớm ngày 24/2/2022". Những hình ảnh ở phía bên phải của ảnh ghép trong các bài đăng trên Facebook là hai bức ảnh cận cảnh vụ nổ ngày 24/2 gần Kiev.
Nhưng AFP lật lại tìm kiếm hình ảnh không tìm thấy những hình ảnh này trước năm 2022.
Hình bóng của Biden
AFP cũng phát hiện ra, thông qua tìm kiếm trên Google Lens, chi tiết về bóng người đã được thêm vào bức ảnh. Các nhân vật trong ảnh là Tổng thống Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden, được chụp từ một bức ảnh AP đăng ngày 28/12/2021. Hình bóng ở giữa là con chó của họ, xuất hiện trong hình ảnh AP gốc.
Hơn 1,2 triệu người đã rời Ukraine sang các nước láng giềng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân vào Ukraine vào ngày 24/2, số liệu của Liên Hợp Quốc công bố ngày 4/3 cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.