Bức ảnh chụp tập thể lớp của ông Frank Bright. Thế chiến II kết thúc, chưa đến một nửa số học sinh có mặt trong bức ảnh sống sót.
Một trong những nạn nhân sống sót từ thảm họa diệt chủng Holocaust vừa chia sẻ bức ảnh gây ám ảnh trong bộ phim tài liệu “Những người sống sót cuối cùng” của đài BBC (Anh).
Thảm họa diệt chủng Holocaust diễn ra vào Thế chiến II được xem là một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, với 11 triệu người, trong đó có 6 triệu người Do Thái thiệt mạng dưới tay Phát xít Đức.
Người đàn ông 91 tuổi tên Frank Bright sống tại khu vực Suffolk (Anh) thuật lại những câu chuyện xung quanh bức ảnh tập thể ông chụp cùng những người bạn cùng lớp trong giai đoạn ác liệt của cuộc Chiến tranh Thế giới II. Ông theo học tại một trường trung học của người Do Thái tại thành phố Prague (Cộng hòa Séc).
Điều khiến ông đau đớn hơn cả là có đến hơn một nửa những người có mặt trong bức ảnh đã bị Đức Quốc Xã giết hại dã man chỉ trong vòng 3 năm.
Chấm đỏ biểu trưng cho người đã mất và chấm xanh biểu trưng cho người sống sót. Có thể thấy, số bạn học của ông Bright bỏ mạng trong thảm họa diệt chủng ở tuổi đời còn rất trẻ.
Ông Bright đặt tên cho bức ảnh lớp mình là “Chấm đỏ cho cái chết” - cái tên nghe khốc liệt nhưng diễn tả đúng sự thật. Trên thực tế, một vài năm sau khi bức ảnh được chụp vào tháng 5.1942, có ít nhất 27 trên tổng sĩ số 45 người trong lớp học của ông đã ra đi đau đớn vì sự căm ghét của Hitler đối với người Do Thái.
Trên bức ảnh, ông Bright dùng các dấu chấm xanh tượng trưng cho người sống sót và dấu chấm đỏ tượng trưng cho người đã thiệt mạng. Cuối cùng, số lượng dấu chấm đỏ chiếm áp đảo, điều đó đồng nghĩa những người bạn cùng lớp của ông đều lìa xa cuộc đời khi còn rất trẻ.
Người đàn ông 91 tuổi đã bỏ rất nhiều công sức cho việc thu thập các dữ liệu thống kê danh tính những người thương vong trong nạn diệt chủng chỉ để biết rằng bạn bè mình còn sống hay đã chết.
“Vì tôi còn sức khỏe và có các công cụ trợ giúp để làm việc này, tôi nghĩ mình nên tập hợp ký ức này lại để chúng không bị rơi vào quên lãng. Đó là một bức ảnh bi thảm. Những người bạn vô tội của tôi không chỉ chết trong đau đớn mà điều đau buồn nhất là họ ra đi khi còn rất trẻ và chưa từng có cuộc sống trọn vẹn” – ông Bright nghẹn ngào nói.
Chủ nhân của bức ảnh khi còn là một cậu bé trung học. May mắn hơn các bạn, ông Bright sống sót sau nạn diệt chủng nhưng cũng mất toàn bộ người thân.
Chỉ tay vào bức ảnh, ông Bright kể lại một vài người bạn còn sống trong trí nhớ của ông. Những người bạn thuở niên thiếu của ông đều chung một số phận bi thương’: bị gửi đến các khu ổ chuột, buộc tách khỏi gia đình và chịu kết cục đau đớn tại các trại tập trung của Đức Quốc Xã.
“Trong số 2.038 con người đến trại tập trung khét tiếng Auschwitz trên những con tàu nhét đầy những con người khổ sở, đói khát, chỉ có 144 người sống sót trở về” – ông Bright chia sẻ trong bộ phim tài liệu.
Người đàn ông 91 tuổi xuất hiện trong phim tài liệu của đài BBC với tư cách nhân chứng sống của một trong những sự kiện tàn bạo nhất lịch sử loài người.
Bản thân ông Bright cũng trải qua quãng thời gian tăm tối tại trại diệt chủng Auschwitz. Hai tuần sau khi cha bị sát hại, Phát xít Đức đưa ông và mẹ đến trại tập trung. Năm 1944, ông chứng kiến mẹ mình bỏ mạng trong các buồng chứa khí độc của Đức Quốc Xã còn ông tiếp tục bị sử dụng như nô lệ lao động.
Bộ phim tài liệu “Những người sống sót cuối cùng” của đài BBC ghi lại những cuộc nói chuyện với những người sống sót khác từ thảm họa diệt chủng Holocaust hiện đang sinh sống ở Anh. Giống như ông Bright, nhiều người đã mất tất cả người thân khi Đức Quốc Xã ra lệnh xóa sổ sáu triệu người Do Thái trong Thế chiến II.
Mỗi ngày, có đến hơn 1 vạn người bất kể giới tính, trẻ con hay người già, phải đón nhận cái chết đau đớn trong các...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.