Bước tiến để nạn nhân thiệt hại từ máy bay không người lái, hệ thống AI có cơ hội khởi kiện dễ dàng

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 06/10/2022 12:45 PM (GMT+7)
EU dự thảo các quy tắc mới để giúp dễ dàng hơn khi kiện các nhà sản xuất máy bay không người lái, hệ thống AI.
Bình luận 0

Thực tế, máy bay không người lái, hệ thống AI, robot là những ví dụ tuyệt vời về các thiết bị tiên tiến thông minh đang được sử dụng ngày nay để giải quyết nhiều thách thức, từ các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, đến việc tăng nguồn cung cấp lương thực cho thế giới với canh tác nông nghiệp chính xác. Với sức mạnh của AI, máy bay không người lái, robot có thể có tác động sâu sắc trong việc chuyển đổi doanh nghiệp và cải thiện xã hội, cũng như hỗ trợ con người điều hướng các khu vực có nguy cơ cao một cách an toàn và hiệu quả.  

EU dự thảo các quy tắc mới để giúp dễ dàng hơn khi kiện các nhà sản xuất máy bay không người lái, hệ thống AI. Ảnh: @AFP.

EU dự thảo các quy tắc mới để giúp dễ dàng hơn khi kiện các nhà sản xuất máy bay không người lái, hệ thống AI. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, việc kiếm tiền từ những sai lầm và sơ hở trong các công nghệ trí tuệ nhân tạo khác nhau, đã đến lúc chúng ta phải chú ý thận trọng và mạnh mẽ. Chúng ta cũng phải đưa ra các luật và chính sách để triển khai và quản lý các thiết bị thông minh này một cách có trách nhiệm trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Nhưng thành thật mà nói, các quy định cụ thể về thiết kế và sản xuất, hoạt động, vận hành của máy bay không người lái, robot, hệ thống AI vẫn chưa có ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngoài ra, do thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về thiết kế và vận hành, hoặc sự công nhận lẫn nhau của các quy định về máy bay không người lái cấp quốc gia, ngay cả khi một quốc gia đã có quy định nội địa thiết kế và hoạt động của máy bay không người lái, robot, nhưng các vấn đề vẫn sẽ phát sinh khi một máy bay không người lái được thiết kế phù hợp với quy định của một quốc gia và không thể hoạt động ở quốc gia khác do các quy định không nhất quán. 

Vì vậy mà việc thiếu các quy định cụ thể và thiếu các tiêu chuẩn chung đã cản trở thị trường ngày càng tăng của các dịch vụ không người lái, robot, và rất thường dẫn đến việc cấm hoặc hạn chế hoạt động.

Khi nói đến việc sử dụng các mô hình AI trong các trường hợp sử dụng hàng ngày, có một chút tranh luận về việc sẽ đổ lỗi cho ai trong trường hợp có một sự cố nào đó. Ví dụ, Tesla đã nhiều lần nhấn mạnh trong trường hợp tai nạn đường bộ liên quan đến xe tự lái của họ trong quá khứ rằng khả năng mà hãng cung cấp trên một số xe của mình là một công nghệ hỗ trợ nhằm hỗ trợ người lái xe, chứ không phải thay thế hoàn toàn người lái. Tuy nhiên, hiện nay có vẻ như Liên minh châu Âu (EU) đang dễ dàng hơn trong việc kiện các nhà sản xuất mô hình AI về những thiệt hại đó.

Các quy định cụ thể về thiết kế và sản xuất, hoạt động, vận hành của máy bay không người lái, robot, hệ thống AI vẫn chưa có ở nhiều quốc gia. Ảnh: @AFP.

Các quy định cụ thể về thiết kế và sản xuất, hoạt động, vận hành của máy bay không người lái, robot, hệ thống AI vẫn chưa có ở nhiều quốc gia. Ảnh: @AFP.

Theo đó, các cá nhân và công ty bị thiệt hại từ máy bay không người lái, robot và các sản phẩm hoặc dịch vụ khác được trang bị phần mềm trí tuệ nhân tạo sẽ dễ dàng khởi kiện đòi bồi thường hơn theo các quy tắc dự thảo mới của EU mà tờ Reuters đưa tin.

Chỉ thị về trách nhiệm pháp lý của AI, mà Ủy ban châu Âu công bố nhằm giải quyết sự gia tăng ngày càng tăng của các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ AI, và sự chắp vá của các quy tắc quốc gia trên 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Giờ đây, các nạn nhân có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại cho tính mạng, tài sản, sức khỏe và quyền riêng tư của họ do lỗi hoặc thiếu sót của nhà cung cấp, nhà phát triển hoặc người sử dụng công nghệ AI hoặc bị phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng sử dụng AI, dự thảo quy tắc mới cho biết.

Về cơ bản, nghĩa vụ chứng minh sẽ được giảm bớt cho nguyên đơn thông qua một quy trình được gọi là "giả định về quan hệ nhân quả". Trong điều này, nguyên đơn sẽ được yêu cầu chứng minh rằng, họ đã bị tổn hại bởi một sản phẩm được cung cấp bởi các công nghệ này do nhà sản xuất không tuân thủ các yêu cầu nhất định. Nếu khiếu nại này sau đó được liên kết với công nghệ AI, nguyên đơn có thể yêu cầu bồi thường tại tòa án.

Hơn nữa, nguyên đơn cũng sẽ có thể yêu cầu "quyền tiếp cận bằng chứng", thông qua đó các công ty sẽ được yêu cầu toàn án yêu cầu bên bị đơn cung cấp thông tin về "hệ thống AI rủi ro cao" và xác định các nhân viên chịu trách nhiệm pháp lý, và tìm hiểu điều gì đã xảy ra.

EU đang giúp dễ dàng hơn trong việc kiện đòi bồi thường thiệt hại khi liên quan đến hệ thống AI. Ảnh: @AFP.

EU đang giúp dễ dàng hơn trong việc kiện đòi bồi thường thiệt hại khi liên quan đến hệ thống AI. Ảnh: @AFP.

Giám đốc điều hành EU cũng sẽ cập nhật Chỉ thị về trách nhiệm sản phẩm, quy định phạm vi trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm bị lỗi, từ công nghệ thông minh đến máy móc và dược phẩm.

Những thay đổi được đề xuất sẽ cho phép người dùng kiện đòi bồi thường khi các bản cập nhật phần mềm khiến các sản phẩm nhà thông minh của họ không an toàn, hoặc khi các nhà sản xuất không khắc phục được các lỗ hổng bảo mật mạng.

Người dùng dùng các sản phẩm không an toàn từ các nhà sản xuất nước ngoài không thuộc EU sẽ có thể kiện đại diện EU của nhà sản xuất đó để đòi bồi thường. Mặc dù trên giấy tờ, chỉ thị có vẻ khá nghiêm khắc đối với bị đơn, nhưng nó sẽ chỉ trở thành luật nếu được các nước EU và các nhà lập pháp thông qua.

Nghĩa là, chỉ thị về trách nhiệm pháp lý của AI sẽ cần sự bật đèn xanh từ các nước EU và các nhà lập pháp EU trước khi nó có thể trở thành luật được áp dụng chính thức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem