Gọi là đảo nhưng thực chất xã Hà Nam và cả dải các xã ven biển huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) là vùng bồi dang dở. Thủy triều lên, vùng đất này thành đảo, triều xuống thành bãi, bùn lầy tít tắp. Cánh thuyền nan thô sơ tự nghìn năm trước ở đây vẫn là nhất: Lướt trên sóng, trượt trên bùn, gánh được trên vai. Cũng vì thế mà làng nghề đan thuyền nan ở thôn Hưng Học, xã Hà Nam đến nay vẫn bền vững và có cơ phát triển.
Nghề đan thuyền ở Hưng Học thu hút trên trăm lao động, đan thuyền đủ loại, từ nhỏ như chiếc thúng câu đến loại có tải trọng 7-8 tấn. Người đan thuyền nan Hưng Học tự hào bảo: “Chấp anh thuyền nhựa”. Dám chấp vì tuổi thọ của thuyền nan Hưng Học cũng tròm trèm 30 năm không thua thuyền nhựa, giá lại rẻ, chuyện vá víu khi hỏng hóc lại dễ.
Cứ thế đôi bàn tay người thợ đan Hưng Học mỗi năm đưa ra bao “hạm đội” thuyền nan cho những ngư dân nghèo ven biển Quảng Ninh sang cả Hải Phòng xuống đến Thái Bình…
|
Cơ sở đan thuyền của gia đình anh Phạm Tân, mỗi năm gia đình anh hạ thủy trên 100 chiếc. |
|
“Bắt” 1 cái giát thuyền không dễ, phải khỏe, khéo và chăm, mỗi ngày người giỏi có thể làm được 5-6 giát. |
|
Một cốt thuyền nan sắp được hoàn thành. |
|
Dù có găng nhưng đôi tay người đan thuyền cũng vẫn đầy sây sát. |
|
Đưa chiếc thuyền nan vào công đoạn cuối: Phơi. |
|
Sân phơi thuyền của gia đình chị Vũ Thị Bình. |
|
Những đứa trẻ Hưng Học quen với chiếc thuyền nan từ nhỏ. |
|
Thuyền nan - phương tiện giao thông và đánh bắt thủy sản của cư dân ven biển Yên Hưng. |
Đàm Duy
Vui lòng nhập nội dung bình luận.