Cá lóc chắc thịt nuôi dày đặc dưới sông này, nông dân Hậu Giang bắt lên bán, thương lái cân hết sạch
Nuôi loại cá chắc thịt, giàu protein, nhảy trong vèo lưới, nông dân Hậu Giang hễ xúc lên là bán hết veo
Phạm Chí Công (TTKN Hậu Giang)
Chủ nhật, ngày 05/01/2025 09:18 AM (GMT+7)
Trong những năm qua, giá cá lóc nuôi ở tỉnh Hậu Giang luôn ở mức cao và ổn định. Tận dụng diện tích mặt nước ở mương, ao, sông…nhiều mô hình nuôi cá lóc trong vèo đang được người dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp áp dụng rộng rãi và đem lại lợi nhuận cao.
Cụ thể, cho hiệu quả kinh tế tốt là mô hình nuôi cá lóc trong vèo cho hiệu quả kinh tế cao của ông Trần Văn Mol tại ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Mô hình nuôi cá lóc dày đặc trong vèo lưới đặt dưới sông đạt hiệu quả và đem đến cho gia đình ông Trần Văn Mol, ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nguồn thu nhập tốt hơn, phù hợp với người lớn tuổi và lúc nông nhàn.
Ông Mol cho biết: Tận dụng diện tích mặt nước bờ sông tại nhà, ông bố trí được 8 vèo nuôi cá lóc. Từ đầu năm 2024 đến tháng 11 năm 2024 với số lượng cá lóc đã nuôi là 20.000 con, ông Mol xuất bán được 5 tấn cá.
Giá cá lóc ông Mol bán là 42.000 đồng/kg, thu nhập được 210 triệu đồng, sau khi trừ chi phí 100 triệu đồng, gia đình còn lợi nhuận 110 triệu đồng.
Hiện tại ông Mol đã tiếp tục thả nuôi lại với 8 vèo cá lóc (trong đó có 4 vèo bán ngay tết và 4 vèo bán sau tết). '
Ông Mol cho biết thêm: Tết Nguyên đán này ông bán 4 vèo cá lóc thịt, ước tính được 2,5 tấn cá, với giá cá lóc bán 45.000 đồng/kg, lợi nhuận trên 50 triệu đồng.
Tính ra, tổng lợi nhuận năm 2024 từ mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới đặt trên sông của gia đình ông Mol là hơn160 triệu đồng.
Ông Trần Văn Mol, nông dân nuôi cá lóc dày đặc trong vèo lưới đặt dưới sông ở ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đang cho đàn cá lóc ăn. Ông Mol cho hay, tết này ông sẽ bán ra hàng tấn cá lóc với giá tốt.
Ông Mol chia sẻ thêm, gia đình ông thu gom da cá, đầu cá phụ phẩm từ cá tiểu thương nạo chả cá để tận dụng cá phụ phẩm này làm nguồn thức ăn chính cho cá lóc.
Gới giá cá phụ phẩm chỉ có 3.000 đồng/kg, nhờ vậy chi phí đầu tư, cụ thể là chi phí thức ăn chăn nuôi cá lóc thấp hơn nhiều so với nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp.
Qua nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá lóc bằng nguồn cá phụ phẩm, ông Mol cho biết: Với 5 kg cá mồi phụ phẩm sẽ đạt được 1 kg cá lóc tăng trọng.
Nuôi cá lóc áp dụng mô hình nuôi trong vèo trên mặt nước sông rất thuận lợi do không phải thay nước. Vèo cá lóc có dòng nước chảy thường xuyên nên nguồn nước đảm bảo cho cá thích nghi và phát triển tốt, cá ít bị bệnh…
Với hiệu quả như trên, ông Mol khẳng định sẽ tiếp tục phát triển mô hình nuôi cá lóc trong vèo đặt trên sông trong thời gian tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.