Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra trong đám tang của Tổng thống Haiti

Chủ nhật, ngày 25/07/2021 09:00 AM (GMT+7)
Vào ngày 23/7, đám tang của Tổng thống Haiti đã bị khuấy động bởi tiếng súng gần đó và các cuộc biểu tình, khiến nhiều quan chức cấp cao của Mỹ cùng các chức sắc khác phải rời đi nhanh chóng.
Bình luận 0

Tiếng súng vang lên trong đám tang của cố Tổng thống Haiti. Nguồn: Reuters

Lễ tang cấp nhà nước ở thành phố phía bắc Cap-Haitien nhằm mục đích thúc đẩy đoàn kết dân tộc, tuy nhiên tình trạng bất ổn đã phản ánh sự chia rẽ sâu sắc của đất nước này.

Khói tỏa ra từ những đống lốp xe cháy và những chiếc ô tô bị rút ruột chặn đường bên ngoài khuôn viên nơi tổ chức buổi lễ, bốc lên nghi ngút, tạo thành tro đen trên mặt những người đưa tang.

Đệ nhất Phu nhân Martine của cố Tổng thống Moise đã khép lại buổi lễ bằng lời kêu gọi công lý cho chồng mình, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để xây dựng một Haiti công bằng hơn.

"Cuộc đấu tranh vẫn chưa kết thúc," bà nói, khuôn mặt gần như bị che khuất dưới chiếc mũ rộng vành màu đen, và cánh tay phải được quấn băng. "Anh ấy đã chỉ đường cho chúng tôi. Và anh ấy sẽ ở bên chúng tôi cho đến cuối cùng, dù chặng đường còn dài."

Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra trong đám tang của Tổng thống Haiti  - Ảnh 2.

Lực lượng quân đội khiêng quan tài của cố Tổng thống Haiti Jovenel Moise ở Cap-Haitien, quê hương của ông, ngày 23/7/2021. Ảnh: Reuters

Chưa có báo cáo về thương tích của những người biểu tình hoặc những người có mặt đám tang. Mặc dù vậy, một số nhân chứng ngửi thấy mùi khí gas và nghe thấy tiếng nổ giống như tiếng súng bên ngoài địa điểm tổ chức.

Phái đoàn Mỹ rời đi rất sớm. Trong thời gian diễn ra buổi lễ, hàng chục nhân viên an ninh có vũ trang đã thành lập các dây bảo vệ xung quanh các quan chức trên khán đài.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Haiti sau khi ông thông báo rằng cả đoàn đã trở về nhà an toàn.

Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra trong đám tang của Tổng thống Haiti  - Ảnh 3.

Nghi thức tiễn đưa Tổng thống Moise. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên bày tỏ hòa bình và kiềm chế bạo lực", ông nói trong một tuyên bố.

Đại sứ của Tổng thống Joe Biden tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, dẫn đầu phái đoàn Mỹ. Trước đó, khi nhóm của bà đến Cap-Haitien, bà đã kêu gọi tân Thủ tướng Ariel Henry của Haiti tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử tổng thống diễn ra "càng sớm càng tốt."

Thomas-Greenfield nói trên Twitter: "Người dân Haiti xứng đáng có được nền dân chủ, ổn định, an ninh và thịnh vượng.

Biểu tình tại quê hương

Rắc rối bùng lên vài phút sau khi ban nhạc kèn đồng và dàn hợp xướng nhà thờ chính thức mở màn lễ tang Moise.

Bị ảnh hưởng bởi những tuyên bố từ lực lượng ủng hộ cáo buộc nhà chức trách phải chịu trách nhiệm về cái chết của Moise, tang lễ diễn ra trong không khí căng thẳng và ban tổ chức buộc chương trình phải đóng cửa trước gần một giờ so với kế hoạch.

Những tiếng la hét giận dữ đôi khi bị át đi bởi những tràng nhạc sùng đạo u ám được phát trên loa phóng thanh.

Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra trong đám tang của Tổng thống Haiti  - Ảnh 4.

Cảnh sát Quốc gia Haiti tuần tra trong quá trình chuẩn bị cuối cùng cho lễ tang Tổng thống Haiti Jovenel Moise, ngày 23/7/2021. Ảnh: Reuters

Với niềm xúc động, gia đình của Moise đã tôn vinh cố Tổng thống như một nhà đấu tranh cho người nghèo, người đã dám thách thức giới tinh hoa kinh tế và chính trị thống trị của Haiti.

Lập luận rằng hệ thống của Haiti đã chống lại ông ngay từ đầu, Martine Moise nói rằng chồng bà đã từng là nạn nhân của những kẻ thù đầy thù hận và "những kẻ đầu sỏ tham nhũng."

Bà đã ở bên quan tài của Moise trong hơn một giờ sau khi nó được đưa đến một lăng mộ có mái che, đặt trong một ngôi mộ bê tông sâu khoảng ba mét, bao phủ bởi các thanh sắt, và được niêm phong bằng ván gỗ, xi măng và đá lớn .

Ngôi mộ nằm gần lăng mộ cha của Moise, người đã qua đời năm ngoái.

Trước đó, các quan chức Haiti đến lễ viếng đã gặp phải các cuộc biểu tình, với những chất vấn nhắm vào cảnh sát trưởng Leon Charles.

"Cảnh sát đã ở đâu vào ngày Tổng thống bị ám sát?" một người biểu tình nói.

Các cuộc biểu tình đã khiến Cap-Haitien, quê hương của cố Tổng thống, bị tê liệt trong ba ngày. Những người biểu tình đã trút giận vì nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp về cái chết của ông. Một số người nhận thấy trong vụ ám sát còn có bàn tay của các thế lực nước ngoài.

Các quan chức Haiti nói rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi một nhóm bao gồm 26 cựu binh sĩ Colombia, ít nhất bảy người trong số họ trước đó đã được huấn luyện quân sự bởi Mỹ.

Lê Phương (Reuters)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem