Các nhà khoa học choáng váng khi tìm thấy một bộ xương người 250.000 năm tuổi trong hang động

Lê Phương (Express) Thứ tư, ngày 15/12/2021 07:30 AM (GMT+7)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bộ xương của một đứa trẻ từ thời cổ đại sâu bên trong một hang động ở Nam Phi.
Bình luận 0
Các nhà khoa học choáng váng khi tìm thấy một bộ xương người 250.000 năm tuổi trong hang động - Ảnh 1.

Hộp sọ được phát hiện khiến các nhà nghiên cứu sửng sốt. Ảnh: Getty

Mới đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một phần hộp sọ của một người Homo naledi trẻ tuổi trong một hang động ở Nam Phi. Naledi, đã tuyệt chủng, nằm trong cây họ Homo nhưng ở một nhánh khác với con người hiện đại.

Phần còn lại của hộp sọ được tìm thấy cách khu vực hang động Dinaledi khoảng 12 mét. Khu vực hang động phức tạp này dài 2 km, đây cũng là địa điểm phát hiện ra người Homo naledi đầu tiên vào năm 2015.

Bộ xương được cho là của một đứa trẻ từ 4 đến 6 tuổi, đã chết cách đây gần 250.000 năm. Khám phá được công bố trên tạp chí BBC Science Focus.

Giáo sư Lee Berger, trưởng dự án kiêm Giám đốc Trung tâm Khám phá Lịch sử Con người tại Đại học Wits, cho biết: “Homo naledi là một trong những họ hàng bí ẩn nhất của loài người cổ đại từng được phát hiện. Phát hiện này đã bổ sung cho sự hiểu biết của chúng ta về việc ai mới thực sự là người phát minh ra các nền văn hóa sau này, hay chế tạo ra những công cụ đá phức tạp".

Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho hộp sọ là 'Leti', có nghĩa là “người mất tích" trong tiếng Setswana, một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.

Sau cùng, một chiếc đầu lâu đã được tái tạo từ 28 mảnh hộp sọ và 6 chiếc răng, ghép gần 2.000 mảnh vỡ khác nhau thuộc về hơn 20 cá thể Homo naledi được khai quật trong hệ thống hang động Dinaledi kể từ năm 2013.

John Hawkins là nhà nhân chủng học sinh học và là tác giả chính của nghiên cứu trước đây về bộ xương hóa thạch của một naledi đực có biệt danh 'Neo' cũng được tìm thấy tại hang. Ông nói: "Nơi đây chính là địa điểm phong phú nhất về hóa thạch hominin ở châu Phi, còn naledi là một trong những loài hominin cổ đại được biết đến nhiều nhất từng được phát hiện."

Thi thể của Leti nằm ở nơi cực kỳ khó tiếp cận, trong một lối đi chật hẹp, chỉ dài 15x80 cm.

Không có dấu hiệu thương tích rõ ràng trên hộp sọ, điều này khiến các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể suy đoán nguyên nhân cái chết của Leti.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem