Các nước Arab thúc đẩy ngừng bắn ngay lập tức, Ngoại trưởng Mỹ "nương tay" với Israel

V.N (Theo Al Jazeera, AP) Chủ nhật, ngày 05/11/2023 19:32 PM (GMT+7)
Các nhà lãnh đạo Arab lên án cái chết của hàng nghìn thường dân Palestine trong cuộc chiến tranh Israel-Hamas và thúc đẩy ngừng bắn ngay lập tức, song Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng động thái như vậy sẽ phản tác dụng và có thể khuyến khích thêm bạo lực từ Hamas.
Bình luận 0

Cuộc bắn phá dữ dội của Israel vào Gaza ngày càng gia tăng hôm 5/11, đặc biệt là ở phía bắc, nơi nhiều dân thường vẫn bị mắc kẹt và không thể chạy trốn. Ít nhất 47 người thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel vào trại tị nạn al-Maghazi trong khi 6 người thiệt mạng ở trại tị nạn Jabalia. Israel cũng đã tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Gaza và các vị trí gần xe cứu thương nhằm truy kích các chiến binh Hamas

Các nước Arab thúc đẩy ngừng bắn ngay lập tức, Ngoại trưởng Mỹ "nương tay" với Israel - Ảnh 1.

Tìm kiếm người thương vong sau cuộc không kích của Israel vào trại tị nạn al-Maghazi. Ảnh: Al Jazeera.

Bạo lực gia tăng trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã gặp các ngoại trưởng Arab ở Jordan hôm thứ Bảy 4/11  sau cuộc hội đàm ở Israel với Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cho biết các nước Arab muốn ngừng bắn ngay lập tức, đồng thời cho biết “cả khu vực đang chìm trong biển hận thù sẽ định hình các thế hệ mai sau”. Họ cũng tiếp tục lên án các chiến thuật tấn công của Israel làm chết hàng nghìn người.

Tuy nhiên, ông Blinken cho biết, “quan điểm của chúng tôi hiện nay là lệnh ngừng bắn sẽ đơn giản giúp Hamas giữ nguyên vị trí, có thể tập hợp lại và lặp lại những gì đã làm vào ngày 7/10”.

Mỹ chỉ ủng hộ lệnh ngừng bắn tạm thời với mục đích nhân đạo, cho rằng lệnh tạm dừng này có thể  quan trọng trong việc bảo vệ dân thường, nhận viện trợ và đưa công dân nước ngoài ra ngoài, “trong khi vẫn giúp Israel đạt được mục tiêu của mình là đánh bại Hamas”.

Gặp gỡ các phóng viên sau đó, trả lời câu hỏi của phóng viên Ai Cập rằng hành động được coi là  “quyền tự vệ, trừng phạt tập thể” nhằm vào người Palestine ở Gaza không phải là một biện pháp tự vệ hợp pháp, ông Blinken giữ vững quan điểm của Mỹ rằng lệnh ngừng bắn sẽ gây tổn hại đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ công dân của Israel sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào ngày 7/10 trên khắp miền nam Israel. 

Ông cho biết cam kết của chính quyền Biden đối với quyền tự vệ của Israel vẫn không lay chuyển.

Blinken nói: “Quan điểm của chúng tôi hiện nay là lệnh ngừng bắn sẽ chỉ giúp Hamas giữ nguyên vị trí, có thể tập hợp lại và lặp lại những gì họ đã làm”.

Ông cho biết, Mỹ ủng hộ việc “tạm dừng nhân đạo” trong các hoạt động của Israel để cho phép cải thiện dòng viện trợ - lời kêu gọi mà ông Netanyahu đã thẳng thừng bác bỏ một ngày trước đó - và tăng cường quá cảnh công dân nước ngoài ra khỏi Gaza và vào Ai Cập.

Tuy nhiên đề xuất của ông Blinken về tạm dừng nhân đạo đưa ra đã bị Israel kiên quyết bác bỏ trong các cuộc gặp của ông với phía Israel từ một ngày trước đó. 

Tổng thống Joe Biden trong cuộc trao đổi ngắn với các phóng viên khi ông rời Nhà thờ Công giáo La Mã St. Edmond ở Bãi biển Rehoboth, Delaware, hôm thứ Bảy 4/10 cho thấy đã có một số động thái tiến bộ trong nỗ lực của Mỹ nhằm thuyết phục Israel đồng ý tạm dừng nhân đạo. Khi được hỏi liệu có tiến triển gì không, ông trả lời: “Có”.

Quan chức cấp cao của Hamas, Osama Hamdan, nói với các phóng viên ở Beirut rằng ông Blinken "nên ngừng hành động gây hấn và không nên đưa ra những ý tưởng không thể thực hiện được". Người phát ngôn của cánh quân sự Hamas, người được mệnh danh là Abu Obeida, cho biết trong một bài phát biểu rằng các chiến binh đã phá hủy 24 phương tiện của Israel và gây thương vong trong hai ngày qua.

Ngược lại, các quan chức Arab cho biết còn quá sớm để thảo luận về một trong những  chương trình nghị sự chính của Blinken, đó là tương lai sau chiến tranh của Gaza. Họ nói rằng việc ngăn chặn giết chóc và khôi phục viện trợ nhân đạo ổn định là điều ngay lập tức phải được giải quyết trước tiên.

Ông Blinken thừa nhận những lo ngại của các quan chức Arab về thương vong dân sự ở Gaza và nhấn mạnh nguy cơ mà cuộc chiến gây ra cho vị thế của Israel ở các nước láng giềng mà nước này đã có quan hệ ngoại giao trong nhiều thập kỷ.

Các Ngoại trưởng Ai Cập và Jordan  cho biết họ đồng ý tiếp tục hợp tác với Blinken và những người khác hướng tới mục tiêu cuối cùng là chấm dứt chiến tranh, khôi phục sự bình thường ở Gaza và mang lại cho người dân Palestine lý do để hy vọng về một nhà nước độc lập cuối cùng của riêng họ.

Hôm nay 5/10  ông Blinken tiếp tục gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas  song quan điểm hai bên vẫn khác biệt tương tự như trong cuộc gặp với các Ngoại trưởng Arab. sau đó ông Blinken tiếp tục  tới Istanbul  để gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Tuy nhiên sự khác biệt trong quan điểm giữa ông với các nhà lãnh đạo Arab cũng như sự cứng rắn của Israel cho thấy chuyến đi Trung Đông của ông Blinken dường như không mang lại nhiều kết quả.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem