Cách Đàm Vĩnh Hưng đáp trả Tùng Dương ở "Sài Gòn Bolero"

Lê Huy Chủ nhật, ngày 27/08/2017 11:00 AM (GMT+7)
"Có nhiều sự nghi ngờ từ nhiều phía trong thời gian qua nhưng tôi tin chắc rằng sự sáng tạo của mình sẽ ít người dám làm. Muốn sáng tạo, tôi sẽ sáng tạo cho xem" - Đàm Vĩnh Hưng tuyên bố.
Bình luận 0

Tối 26/7, Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã được lấp kín bởi gần 4.000 khán giả trong một không gian hoài cổ của Sài Gòn những năm 1960 khi Bolero bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Ngay từ ngoài sảnh vào người hâm mộ đã bị ấn tượng ngay bởi những gánh hang rong, tiệm may áo dài hay những ngã tư đèn đỏ được sắp xếp có chủ đích để chuẩn bị cho chuyến du hành thời gian cùng Mr. Đàm.

Cho tới nay, có lẽ không nhiều nhà sản xuất dám mạo hiểm đầu tư tới 10 tỷ cho một show Bolero mà không màng đến bài toán kinh tế như Đàm Vĩnh Hưng. Việc khán phòng gần kín hết chỗ ngồi với khán giả từ có tuổi cho tới thanh nhiên đã chứng minh cho sức sống của dòng nhạc này như lời giọng ca Chuyến tàu hoàng hôn chia sẻ: “Bolero là dòng nhạc được người xưa đá sang tạo ra từ giai điệu của phương Tây để sáng tạo ra một chất nhạc trữ tình Bolero mà chỉ riêng Việt Nam mới có. Những nghệ sĩ như Hưng và nhiều ca sĩ trẻ khác sẽ tiếp tục con đường này để Bolero còn được lưu giữ thêm nhiều thế hệ nữa”.

img

Sau những thế hệ đi trước tới Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê hay Lệ Quyên sẽ còn nhiều nghệ sĩ trẻ tiếp tục đi theo con đường này

Tự nhận hát lót trong chính liveshow của mình

Trong suốt gần 3 tiếng đồng hồ, Đàm Vĩnh Hưng cùng các ca sĩ khách mời đã mang đến gần 40 ca khúc Bolero. Sân khấu cũng được chia thành 5 bối cảnh tương ứng với 5 phần âm nhạc nhằm tái hiện Sài Gòn xưa: Phố cổ, Thương xá Tax, Rạp hát, Sân ga và Đèn sân khấu. Qua mỗi màn chuyển cảnh, người ta lại thấy Đàm Vĩnh Hưng trở lại mộc mạc đứng trước rèm sân khấu như một ca sĩ bolero “ngoài màn” hát lót cho những sân khấu cải lương trước đây. Chính anh cũng nhớ lại những ngày đầu đi hát và cho tới ngày hôm nay vẫn hát lót trong chính liveshow của mình.

Điểm ấn tượng nhất trong show diễn lần này phải kể đến chính là bối cảnh Sài Gòn được tái hiện chân thực và sống trên sân khấu. Nếu như với khán giả HCM nó gợi lên sự thân hoài cổ, thân thuộc thì người hâm mộ Hà Nội lại cảm thấy háo hức, tò mò như được khám phá một thế giới mới. Ở đó có những công trình kiến trúc phong cách Pháp, những tiệm may áo dài, khách sạn nhà hàng, những xe hủ tiếu, tiệm bánh mỳ... xuất hiện trên con phố huyên náo.

Tất cả đều được đầu tư rất tỉ mỉ những vật dụng nhỏ nhất: gánh xôi, chiếc ghế gỗ, hộp đũa... để khán giả như được sống cùng hơi thở của Sài Gòn những năm 1960. Để làm được điều này đạo diễn Trần Vi Mỹ và Đàm Vĩnh Hưng cùng 300 con người đã phải mất 6 tháng trời chuẩn bị gói gọn Sài Gòn trong 3 tiếng đồng hồ.

img

Ca sĩ hải ngoại Hà Thanh Xuân đã hoá trang thành nữ hoàng sân khấu Thanh Nga 

Sự sáng tạo của Bolero là lời đáp trả

Ngoài sân khấu, điểm nhấn khác trong Sài Gòn Bolero & Hưng, Đàm Vĩnh Hưng chính là sự biến tấu nhạc Bolero theo nhiều thể loại khác nhau làm khán giả bất ngờ. Nổi bật trong số đó là bản mash-up gồm 4 ca khúc Bolero Hồi tưởng, Chuyến tàu hoàng hôn, Người ngoài phố, Chuyện tình không dĩ vãng. Đáp trả lại ý kiến của nam ca sĩ Tùng Dương cho rằng Bolero thiếu sáng tạo Mr Đàm đã làm mới hoàn toàn ca khúc kinh điển Qua cơn mê trên nền nhạc Jazz với lời chia sẻ thẳng thắn: “Trước đây, nhiều người thắc mắc không biết tôi đã làm những gì để nhiều thứ ra nông nỗi này. Có nhiều sự nghi ngờ từ nhiều phía trong thời gian qua nhưng tôi tin chắc rằng sự sáng tạo của mình sẽ ít người dám làm. Muốn sáng tạo, tôi sẽ sáng tạo cho xem”.

Quay trở lại với những giai điệu xưa người hâm mộ tiếp tục trầm trồ với sự xuất hiện của cố nghệ sĩ Thanh Nga trong tiết mục song ca của Mr. Đàm. Khi bức màn mở ra không gian huyền ảo với 2000 bóng đèn là giai điệu và giọng ca lừng lẫy của Thanh Nga - nghệ sĩ cải lương vang bóng một thời qua ca khúc Mưa rừng dưới sự tái hiện hình ảnh của ca sĩ Thanh Xuân.

img

Không gian của Sài Gòn Bolero & Hưng được tái hiện lại một cách sống động những hình ảnh của Sài Gòn xưa

3 thế hệ và sức sống của Bolero

Không chỉ gồm các màn trình diễn đơn, liveshow Sài Gòn Bolero & Hưng còn ghi dấu ấn với những màn kết hợp giữa các nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ. Trong đó, liên khúc Nếu không có anh  Biển tình được chọn lựa trở thành tiết mục kết nối giữa 3 nữ ca sĩ: Hương Lan, Lệ Quyên và Thu Hằng Bolero. Dù là người trẻ tuổi nhất, quán quân Solo Cùng Bolero 2015 Thu Hằng vẫn chứng minh được bản lĩnh sân khấu với giọng ca tình cảm, thiết tha không hề kém cạnh các đàn chị đi trước.

img

Một chặng đường của Bolero qua ca khúc Ngẫu hứng Bolero để lại nhiều cảm xúc cho người hâm mộ 

Khép lại Sài Gòn, Bolero và Hưng, Mr Đàm cùng Dương Triệu Vũ và Hoài Lâm mang đến Ngẫu hứng Bolero, ca khúc được nhạc sĩ Minh Vy viết bằng sự liên kết tiêu đề của 63 bản bolero nổi tiếng như để nhìn lại một chặng đường hơn nửa thế kỷ của Bolero tại Việt Nam với nhiều cảm xúc khó quên trong lòng người hâm mộ.

Bùng nổ đêm nhạc Bolero: Chỉ là ”ăn mày” dĩ vãng?

Quang Lê, Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng… liên tục tổ chức đêm nhạc Bolero từ Nam đến Bắc. Nhưng liệu họ chỉ đang theo trào...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem