Cách sửa soạn bàn thờ cúng ngày rằm tháng 7

Thứ hai, ngày 13/08/2018 10:45 AM (GMT+7)
Vào ngày rằm tháng 7, nhiều gia đình vẫn sắp xếp, lau dọn bàn thờ, song việc lau dọn thế nào cho đúng cách thì không phải là ai cũng biết.
Bình luận 0

Xin phép trước khi lau dọn

Theo tín ngưỡng dân gian người Việt, trước khi lau dọn bàn thờ, người dọn phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề. Sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả, thắp một nén hương để thông việc lau dọn bàn thờ và xin phép chuyển tổ tiên, thần linh qua một bên để thực hiện công việc.

Sau khi khấn xin phép tổ tiên, thần linh, gia chủ cần chờ nén hương cháy hết thì mới tiến hành lau dọn.

Trình tự lau dọn bàn thờ

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên chọn khăn mới, chổi mới, hoặc chổi quét chuyên dùng để lau. Nước dùng để lau dọn phải ấm và sạch, không được dùng nước lạnh.

Khi lau bàn thờ, cần lau từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Lau bài vị tổ tiên trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Dùng khăn mềm lau các bức tượng để tránh tượng bị xước hay hay màu sơn.

Đặc biệt tránh việc xê dịch các bức tượng và bát hương trong quá trình lau dọn. 

Gia chủ có thể tỉa các chân hương và chỉ nên để lại 3 chiếc. Việc để quá nhiều chân hương khiến bàn thờ nhanh bụi. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. Khi sạch bàn thờ đã sạch bụi thì gia chủ mới tiến hành thay nước.

img

Tránh việc xê dịch tượng và bát hướng trong quá trình lau dọn bàn thờ. (Ảnh minh họa: Internet)

Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.

Đồ thờ cúng trên bàn thờ được coi là những vật linh thiêng nhất trong nhà. Chính vì vậy, khi lau dọn bạn thờ, cần làm hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng, từ tốn để không làm đổ vỡ bất cứ thứ gì.

Cách bài trí bàn thờ

Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh tịnh. Tránh đặt bàn thờ ở gần lối đi lại ồn ào. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian thờ cúng.

Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.

Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.

Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần.

Clip: Nguồn gốc ngày Rằm tháng Bảy. Nguồn: Youtube

Nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu được xuất phát từ sự tích của Phật giáo. Theo sách Phật ghi chép lại, Đệ tử đức Phật Thích ca là Mục Kiền Liên - là đệ tử thần thong nhất với nhiều những thuật biến hóa và hoàng pháp tế độ chúng sinh.

Thương xót mẹ ở chốn địa ngục phải chịu cảnh đày ải khổ sở, đói khát. Theo lời đức Phật, Ngài đã đem hết của cải trong nhà cũng mời các vị chư tăng mười phương. Được sự giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực của các chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ giúp cho bà siêu thoát được.

Bởi thế cứ hễ đến ngày rằm tháng 7, người dân thường đến chùa chiền tham dự ngày lễ báo hiếu cha mẹ.

* Tít bài do Dân Việt biên tập lại.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Nhữ Trang (tổng hợp) (Dân trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem