1. Socrates
Là một trong những danh nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử, triết gia vĩ đại và là người sáng lập ra phương pháp “Socratic" nhưng ở tuổi 70, ông bị Hội đồng Thành quốc Athens kết tội tử hình vì cho rằng đã làm hư hỏng thế hệ thanh niên bằng văn hóa phương tây, đồng thời thường hay nói xấu các thần linh. Socrates đã uống thuốc độc để đi vào cõi bất tử của tư tưởng. Trước cái chết của ông, 4 triết gia nổi tiếng khác đã lên tiếng: Xenophon viết về ông với con mắt sử gia chân thực, Aristophanes với tầm nhìn kịch gia hài hước, Plato dưới góc nhìn nhân chứng hiện thực và Aristote với cảm nghĩ triết gia khai phóng.
2. Isaac Newton
Isaac Newton Jr. là nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Trong những năm trước khi Newton qua đời, dư luận quốc tế ngày càng ca ngợi và đón nhận những đóng góp của ông cho nhân loại. Nhưng sự nghiệp càng lớn thì sức khỏe của ông ngày một tồi tệ đi, căn bệnh tiêu hóa kém càng tấn công ông mạnh hơn. Sau những thay đổi chế độ ăn uống dường như vô ích, vào ngày 30/3/ 1727, ông bị một cơn đau bụng cấp tính làm bất tỉnh và qua đời ngay ngày hôm sau.
3. Albert Einstein
Einstein bị ngất đột ngột khi đang soạn thảo một bài diễn văn cho lần kỷ niệm thứ 7 của Israel, tại Đại học Princeton bởi phình tắc động mạch chủ bụng. Ông từ chối phẫu thuật và sắp xếp để lại bộ não của mình cho các nhà khoa học nghiên cứu. Ông qua đời vào ngày 18/4/1955, thọ 76 tuổi.
4. Marie Curie
Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới 2 lần được nhận giải thưởng Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Ngày 4/7/1934, bà qua đời ở viện điều dưỡng Sancellemoztại Passy, Haute-Savoie vì thiếu máu không tái tạo được do nhiễm xạ. Trong công việc, Marie Cuire thường tiến hành thử nghiệm với các ống có chứa đồng vị phóng xạ để trong túi quần, ngăn bàn. Trong một khoảng thời gian dài làm việc với phóng xạ mà không có biện pháp bảo vệ an toàn nào, bà đã bị nhiễm độc phóng xạ. Trước đó nhiễm độc phóng xạ đã khiến bà mắc nhiều căn bệnh mãn tính (như mù lòa do đục thủy tinh thể) và cuối cùng gây nên cái chết của bà. Thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.
5. Emmy Noether
Một trong những trí tuệ vĩ đại của toán học, Emmy Noether đã để lại khá nhiều di sản cho các nhà khoa học ngày nay. Sau khi trốn thoát chế độ Đức quốc xã, bà trở thành giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học Bryn Mawr cũng như phụ tá tại Princeton. Tuy nhiên, những biến chứng không mong đợi từ bệnh túi nang buồng trứng đã khiến Noether qua đời quá sớm vào ngày 14 /4/ 1935. Einstein đã từng ngợi ca về bà rằng: "Noether là thiên tài toán học sáng tạo quan trọng nhất kể từ khi phụ nữ bước chân vào lĩnh vực này."
6. Michelangelo
Họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng bị bệnh nặng vào ngày 18/2/1564 tại Rome, vài tuần trước sinh nhật thứ 89 của mình và ông qua đời một cách rất nhẹ nhàng. Sau khi ông mất, gia đình đưa ông về Florence, nơi ông vẫn tha thiết được quay về sống vào lúc cuối đời.
7. Leonardo da Vinci
Da Vinci đã trải qua những năm tháng vinh quang, nổi tiếng là "họa sỹ, kỹ sư và kiến trúc sư hàng đầu," một vai trò đã được vua Francis I vinh danh trong một lâu đài gần Amboise ở Pháp. Nhưng giai đoạn cuối cùng của cuộc đời ông khá cay đắng khi không được người trợ giúp của mình là Melzi cùng chung trí hướng. Và sau khi da Vinci qua đời, những người thừa kế của Melzi đã bán hết di sản của da Vinci.
8. Virginia Woolf
Virginia Woolf nổi tiếng không chỉ vì những đóng góp to lớn của bà cho sự nghiệp văn chương mà còn bởi vụ tự sát đầy tiêu cực của bà. Vào tháng 3/1941, Woolf tự tử bằng cách đổ đầy đá vào các túi quần áo và trầm mình xuống dòng sông gần nhà. Người ta cho rằng bà mắc một dạng của căn bệnh rối loạn lưỡng cực.
9. Steve Jobs
Được ca ngợi như là một thiên tài về công nghệ, Steve Jobs qua đời ở tuổi 56 bởi bệnh ung thư tuyến tụy. Mặc dù đã từng được một chuyên gia đề xuất về y học thay thế và phương pháp điều trị toàn diện, nhưng Jobs cuối cùng đã phải hối tiếc vì quyết định giải phẫu khi đã quá muộn.
Thời Trung cổ, chiến tranh, bạo lực dã man và bệnh hiểm nghèo là nguyên nhân chủ yếu gây ra những cái chết. Nhưng có những...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.