Cái nhìn mới về cảnh khoả thân trong điện ảnh

Thứ bảy, ngày 16/09/2023 10:29 AM (GMT+7)
Việc sử dụng các cảnh nhạy cảm trong phim điện ảnh đã trở nên khác khác biệt so với quá khứ.
Bình luận 0

Thế giới điện ảnh đang chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong các cảnh khỏa thân được sử dụng và thể hiện trên màn ảnh. Với sự xuất hiện của những diễn viên hàng đầu và những tác phẩm táo bạo, việc tạo ra các cảnh nhạy cảm đã trở nên khác khác biệt so với quá khứ.

Nữ diễn viên Trung Quốc Stephanie Su được biết đến qua đề cử giải Oscar 2022 cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất với bộ phim "Everything, Everything All at Once", đã tạo bất ngờ với vai diễn táo bạo trong phim mới "Joy Ride". Trong bộ phim này, cô vào vai một nhân vật có hình xăm ở vùng kín và một cảnh hài hước khi chiếc váy của cô bất ngờ bị tuột lúc đang nhảy đã thu hút sự chú ý của khán giả. 

Mặc dù "Joy Ride" có thể được xem là một bộ phim hài hạng B với nhiều trò đùa liên quan tới tình dục nhưng nó đã góp phần phá vỡ định kiến về việc phụ nữ châu Á nhút nhát và ngoan ngoãn. Điều này được thể hiện qua chỉ số đánh giá tích cực với số phê bình lên đến 91% (càng cao càng tốt) trên trang đánh giá phim "Rotten Tomatoes". Đạo diễn Adele Lim chia sẻ: "Tôi muốn chứng tỏ rằng cơ thể phụ nữ cũng có thể được khắc họa một cách hài hước".

Cái nhìn mới về cảnh khoả thân trong điện ảnh

Cái nhìn mới về cảnh khoả thân trong điện ảnh - Ảnh 1.

Trong phim "Joy Ride", nữ diễn viên Kat (Stephanie Sue, thứ ba từ trái sang), gặp rắc rối khi hình xăm trên vùng kín của cô bị lộ. Ảnh: Pan.

Không chỉ riêng Stephanie Su, nhiều ngôi sao nổi tiếng Hollywood cũng đang thay đổi cách họ thể hiện cơ thể trên màn ảnh. Scarlett Johansson và Jennifer Lawrence, hai diễn viên hàng đầu, không ngại khoả thân vì nghệ thuật.

Scarlett Johansson đã xuất hiện trong bộ phim "Asteroid City" với cảnh khỏa thân và được đề cử Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes. Trong một cảnh luyện tập lời thoại, chiếc khăn quấn trên người cô bất ngờ rơi ra, tạo ra một hình ảnh trần trụi đầy nghệ thuật. Điều đáng chú ý là phim này ban đầu bị đánh giá R (hạn chế dành cho khán giả dưới 17 tuổi) nhưng sau khi đạo diễn Wes Anderson phản đối, nó được hạ xuống PG-13 (hạn chế dành cho khán giả dưới 13 tuổi) vì cảnh này không được xem là "cảnh khỏa thân gợi dục".

Jennifer Lawrence cũng đã tham gia vào bộ phim hài "No Hard Feelings" với một cảnh đánh nhau, trong đó cô cởi bỏ quần áo và chiến đấu với những thanh thiếu niên đã lấy trộm đồ của mình. Lawrence đồng thời cũng là nhà sản xuất của bộ phim, không ngần ngại thể hiện cảnh khỏa thân và xem đó là một cảnh hài hước.

Sau phong trào #MeToo năm 2017, Hollywood đã giới thiệu vị trí công việc "điều phối viên thân mật" để đảm bảo an toàn khi quay cảnh khỏa thân hoặc cảnh giường chiếu. Đây là công việc mới nhằm truyền tải và điều phối ý kiến giữa các diễn viên và nhân viên sản xuất để các diễn viên có thể quay phim an toàn mà không gặp bất kỳ sự bất tiện nào. Nhật Bản cũng đã giới thiệu công việc này vào năm 2020 và hiện tại có hai người đang hoạt động. Một trong số họ, Momoko Nishiyama cho biết: "Ba năm trước, các diễn viên lần đầu tiên đề xuất giới thiệu một điều phối viên thân mật, và năm ngoái, khi bạo lực tình dục trong ngành công nghiệp điện ảnh trở thành một vấn đề, nhu cầu này càng tăng cao hơn".

Cái nhìn mới về cảnh khoả thân trong điện ảnh - Ảnh 2.

Scarlett Johansson đã xuất hiện trong bộ phim "Asteroid City" với cảnh khỏa thân. Ảnh: IT.

Với sự phổ biến của dịch vụ OTT (xem phim trực tuyến), nhiều người xem có thể bị bất ngờ khi cảnh khỏa thân xuất hiện trong các tác phẩm mà họ theo dõi. Trong bộ phim truyền hình "Mask Girl" của Netflix, cảnh nhân vật chính cởi hết quần áo trong quá trình kiểm tra thể chất trước khi vào tù đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

Sau khi "Mask Girl" phát hành, những phản ứng như "Tôi không biết liệu đó có phải là một cảnh cần thiết hay không" hoặc "Có vẻ như nó được thêm vào để mang tính thời sự" là phổ biển.

Ngay cả ở nước ngoài, bạn diễn Leonardo DiCaprio cũng phản đối việc Meryl Streep khoả thân trong quá trình quay bộ phim "Don't Look Up". Diễn viên này nói rằng: "Đó có phải là cảnh cần thiết không?" Đạo diễn Adam McKay sau đó nói: "Trên thực tế, Streep đã trải qua quá trình quay phim một cách rất thoải mái".

Tại Hàn Quốc, sau phong trào #MeToo, số lượng đội ngũ sản xuất được đào tạo về phòng chống bạo lực tình dục trước khi bắt đầu quay phim đã tăng lên đáng kể, nhưng lại không có hướng dẫn nào khi quay cảnh tình dục. Lee Eun Hye - Giám đốc điều hành của Trung tâm Bình đẳng giới điện ảnh Hàn Quốc cho biết: "Gần đây, khi một tác phẩm có cảnh gợi dục, các công ty sản xuất yêu cầu phối hợp hoặc tư vấn để đảm bảo quay phim an toàn, vì vậy chúng tôi đang thảo luận để thiết lập các hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho các đoàn làm phim".

Đinh Đang (Chosun)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem