Theo ông, việc đưa ra lộ trình hạn chế xe máy vào khu vực nội đô đến năm 2025 đã hợp lý chưa?
- Việc hạn chế xe máy phải phụ thuộc vào tốc độ phát triển của giao thông công cộng. Để cho xe máy phát triển như vậy có lỗi của cơ quan chức năng khi giao thông công cộng chưa tương xứng với sự phát triển, người dân phải sử dụng xe máy. Khi người ta mua xe rồi, giao thông công cộng chưa phát triển mà đã cấm rồi là không hợp lý. Nói cách khác là tầm nhìn của cơ quan chức năng chưa theo kịp với sự phát triển, chứ không phải lỗi của người dân.
Hà Nội sẽ bố trí lực lượng nào đủ để “soi” và ngăn chặn xe máy biển số ngoại tỉnh vào nội đô? (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Đặt ra vấn đề, cấm xe máy của người ngoại tỉnh lại càng không ổn, vì việc thông thương là bình thường. Người ngoại tỉnh cũng làm dịch vụ, làm việc cho sự phát triển của Hà Nội. Họ từ xa đến, đi lại vất vả mà anh lại cấm là không cần thiết. Đó là tính chất cát cứ đã xảy ra vài chục năm trước.
Giao thông là mạch máu lưu thông nuôi nền kinh tế, bây giờ anh chặn người ta lại thì làm sao phát triển được. Thêm nữa đề xuất này nếu được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến công việc của hàng triệu người lao động sẽ gây bức xúc, thiếu công bằng. Bây giờ định ngăn cấm kiểu như thế, rất bất hợp lý, thiếu nhân văn.
Hà Nội đã có những bài học kinh nghiệm về việc hạn chế xe biển số ngoại tỉnh, ông có lo lắng những bất cập sẽ lặp lại?
- Đúng vậy, rồi người dân sẽ tìm mua nhờ người đứng tên xe biển số Hà Nội, rồi lại lộn xộn thôi. Khi đưa ra chính sách chưa được hợp lý, người dân sẽ có đối sách khác để có phương tiện đi làm ăn. Không nên để người dân phải phản ứng như thế, gây bức xúc khó khăn cho người dân thêm. Không nên đổ lỗi gây ùn tắc giao thông cho người dân mà cơ quan chức năng cần xem xét đã làm hết trách nhiệm chưa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.