Việc tiến tới cấm xe máy hoàn toàn ở Hà Nội là một trong nhưng vấn đề nóng tại Hội thảo Kế hoạch Tổng thể an toàn giao thông cho thủ đô Hà Nội được Sở GTVT Hà Nội, Ban ATGT Hà Nội và Phòng CSGT vận tải Hà Nội tổ chức Hội thảo Kế hoạch Tổng thể an toàn giao thông cho thủ đô Hà Nội trong ngày 21.6.
Ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội hi vọng rằng với lộ trình 13 năm thì người dân, các doanh nghiệp sẽ thay đổi được thói quen đi lại. Ảnh: Thành An
Tại đây, ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, một số nước đưa ra lộ trình hạn chế xe máy từ 5 đến 10 năm. Trong khi đó, Hà Nội đưa ra lộ trình là 13 năm (đến năm 2030).
Theo ông Viện, việc đưa ra lộ trình để chúng ta có thể xây dựng các kế hoạch đáp ứng được điều kiện khi dừng hoạt động xe máy thì người dân có điều kiện, phương tiện khác thay thế. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng hi vọng rằng với lộ trình 13 năm thì người dân, các doanh nghiệp sẽ thay đổi được thói quen đi lại.
“Với lộ trình 13 năm, chúng tôi hi vọng người dân sẽ thay đổi được thói quen, các doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi được thói quen đi lại để chúng ta có được cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ dừng hoạt động của xe máy. Đây là việc khó, Hà Nội đi đầu trong cả nước về việc nghiên cứu vấn đề này” – ông Viện nói.
Ông Viện cũng cho biết, hiện Sở GTVT đang phối hợp với Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn khí thải và niên hạn sử dụng xe máy để thu hồi dần xe máy cũ nát.
Ngoài ra, Sở này cũng sẽ phát triển giao thông công cộng; giảm dần phương tiện giao thông cá nhân trên một số tuyến đường sẽ dừng hoạt động. Các tuyến đường có phương tiện giao thông công cộng tốt sẽ dừng một số loại phương tiện lưu thông.
"Hiện nay trên tuyến buýt nhanh BRT chúng ta đã dừng hoạt động của taxi do giao thông công cộng đáp ứng được một phần. Và chúng tôi sẽ mở rộng để tạo thói quen cho người dân, tránh phụ thuộc vào xe máy. Đến thời điểm năm 2030, khi đã đáp ứng được yêu cầu, điều kiện cơ sở hạ tầng đuợc chuẩn bị, khả năng tiếp cận với hệ thống giao thông công cộng đáp ứng 80% sự tiếp cận trong khu vực nội đô thì lúc đó sẽ dừng hoạt động xe máy” – ông Viện cho hay.
Theo ông Viện, Hà Nội đang triển khai đồng bộ một số giải pháp như tập trung xây dựng theo quy hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị; đầu tư các tuyến buýt nhanh BRT theo quy hoạch.
Xây dựng đề án mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng xe buýt tạo điều kiện để người dân tiếp cận với xe buýt thuận tiện hơn; phát triển mạng lưới điểm đỗ, các điểm giao thông tĩnh để phục vụ kết nối giao thông cá nhân với phương tiện giao thông công cộng…
Theo lộ trình, đến thời điểm năm 2030, Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy trong khu vực nội đô. Ảnh: Thành An
Được biết, Hà Nội hiện có hơn 5 triệu xe máy, gần 500 nghìn xe ô tô các loại, trên 1,2 triệu xe đạp, trên 11 nghìn xe đạp điện và xe máy điện (chưa kể số lượng khoảng 10 - 15% các phương tiện ngoại tỉnh hoạt động).
Lãnh đạo sở GTVT cho rằng, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thu hồi xe máy cũ nát sẽ được thực hiện từ 1.1.2018 nhưng hiện nay đang thiếu điều kiện cụ thể để thu hồi. Trước mắt, sở GTVT sẽ thống kê rà soát tất cả số lượng xe hiện có theo từng địa bàn dân cư để có thể quản lý và đề xuất chính sách.
Tiến sĩ Changhwan Mo - Viện Giao thông Hàn Quốc cho biết, Seoul là thủ đô của Hàn Quốc và đã từng gặp nhiều vấn đề về giao thông mà Hà Nội đang gặp phải. Trước đây, Seoul đã từng đưa ra các chính sách như xây dựng và mở rộng đường. Tuy nhiên, Seoul đang chuyển chính sách sang ưu tiên phát triển giao thông công cộng và quản lý giao thông nhằm giảm tai nạn và ùn tắc.
Tiến sĩ Changhwan Mo đánh giá kế hoạch ATGT Hà Nội bao gồm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông như một chiến lược chính trong khi kế hoạch của Seoul không đưa vào mục tiêu...
Tại Hàn Quốc, xe máy chủ yếu được sử dụng làm phương thức phân phối của các nhà hàng và cửa hàng khác trở thành mối đe dọa đối với ATGT. Do đó, kế hoạch của Seoul đã thiết lập như một mục tiêu để giảm TNGT. Tuy nhiên, kế hoạch Hà Nội bao gồm xe máy là phương thức vận chuyển chính để giảm TNGT...
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.