Cần 4,2 tỷ USD nâng cấp đường sắt

Thứ năm, ngày 12/09/2013 06:19 AM (GMT+7)
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống đường sắt Bắc - Nam. Theo phương án khả thi nhất là nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện tại phù hợp với thực tế với vốn đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD...
Bình luận 0
Đường sắt đã xuống cấp, lạc hậu

Đánh giá về tình trạng “sức khỏe” của hệ thống đường sắt Bắc – Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho rằng, hệ thống đường sắt Việt Nam đã rất “yếu” và để có thể duy trì sự tồn tại cũng như cạnh tranh với các loại hình vận chuyển khác, thì đây là thời điểm cần nâng cấp cải tạo toàn hệ thống.

Tuyến đường sắt Thống Nhất Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh qua 21 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 1.726km, toàn tuyến được hoàn thành đưa vào khai thác năm 1936, hiện nay có nhiều đoạn xung yếu bị ngập lụt, sạt lở, nhất là qua khu vực đèo; tình trạng các công trình trên tuyến như ray, ghi, tà vẹt, và hệ thống thông tin liên lạc chạy tàu lạc hậu.

Hệ thống đường sắt Bắc - Nam cần được nâng cấp làm mới, đáp ứng nhu cầu vận chuyển đến năm 2020.
Hệ thống đường sắt Bắc - Nam cần được nâng cấp làm mới, đáp ứng nhu cầu vận chuyển đến năm 2020.

Đồng tình với đánh giá trên, ông Nguyễn Đạt Tường– Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ: “Hiện nay toàn tuyến đường sắt Bắc–Nam có hơn 1.400 cầu, thì hơn một nửa chưa được đầu tư và đang xuống cấp. Phần lớn các hầm đường sắt cũng đã xuống cấp, các ga phân bố không đều. Bên cạnh đó đường ngang dân sinh quá nhiều và hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu đã hạn chế tốc độ chạy tàu, năng lực thông qua”.

Để đảm bảo giao thông đường sắt thông suốt đạt hiệu quả cao, theo Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng GTVT, cần nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp 1- đường đơn; tốc độ bình quân tàu khách đạt được từ 80-90 km/h, năng lực thông qua toàn tuyến bằng 25 đôi tàu/ ngày đêm.

Bởi theo dự báo của ông Đỗ Văn Hạt – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng GTVT, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên trục Bắc – Nam đến năm 2020 khoảng 22.000 tấn/ngày; nhu cầu vận chuyển hành khách đến năm 2020 là 27.000 hành khách/ngày. Như vậy đường sắt phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng là điều tất yếu.

Đầu tư 1.000 toa xe mới

Hiện nay Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang xây dựng kế hoạch nâng cấp phát triển hệ thống đường sắt Bắc – Nam, với 4 phương án phát triển đường sắt Bắc – Nam được đưa ra. Phương án 1 nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện tại chuyển sang khổ 1.435mm; phương án 2 nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện có phù hợp điều kiện thực tế.

Ông Nguyễn Đạt Tường – Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐSVN chia sẻ: “Hiện nay toàn tuyến đường sắt Bắc–Nam có hơn 1.400 cầu, thì hơn một nửa chưa được đầu tư và đang xuống cấp. Phần lớn các hầm đường sắt cũng đã xuống cấp, các ga phân bố không đều. Bên cạnh đó đường ngang dân sinh quá nhiều và hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu đã hạn chế tốc độ chạy tàu, năng lực thông qua”.

Phương án 3 nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện tại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt cấp 1 theo Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam và phương án 4 nâng cấp, cải tạo toàn tuyến thành đường đôi khổ 1m.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đạt Tường– Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐSVN cho rằng: “Sẽ duy trì hệ thống đường sắt hiện có và không chỉ sử dụng tuyến đường này đến năm 2020”.

Đối với việc phát triển đường sắt Bắc – Nam trong thời gian tới, nhiều ý kiến đồng thuận rằng cần nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện có phù hợp điều kiện thực tế (phương án 2) vì có thể tận dụng được kết quả của các dự án đã và đang triển khai nên có kinh phí đầu tư thấp, chỉ khoảng hơn 4,2 tỷ USD và có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa đến năm 2020.

Thắng Đình (Thắng Đình)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem