Theo ghi nhận của phóng viên, hơn 30 xe buýt nhanh BRT đang được tập kết tại phía sau Bến xe Yên Nghĩa, được sơn màu xanh trắng chờ ngày lăn bánh trên đường Hà Nội vào ngày 15/12 tới
Xe buýt được thiết kế 2 cửa mở bên trái để phục vụ hành khách lên xuống ở trạm dừng giữa giải phân cách.
Hệ thống thông gió phần trên nóc xe buýt
Logo xe buýt BRT được gắn ở đầu xe
Nội thất bên trong xe khá hiện đại, ghế đệm mềm
Tay vịn treo bằng nhựa trong, tạo cảm giác khá sạch sẽ, thân thiện
Buồng lái được ngăn cách riêng bằng vách kính và có 1 cửa ở bên phải để lái xe lên xuống.
Trên xe buýt nhanh được trang bị bình cứu hỏa
Hệ thống gương hiện đại
Hiện Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị thực hiện dự án đang gấp rút hoàn thiện các hợp phần kỹ thuật cuối cùng tại các nhà chờ, nhà ga tuyến xe buýt nhanh đầu tiên ở Thủ đô
Bên trong các nhà chờ đã cơ bản hoàn thiện
Tuy nhiên, đường dẫn vào nhà một số nhà chờ vẫn ngổn ngang gạch, xi măng
Các nhà chờ vẫn bụi bẩn, một số biển báo đã bị hư hỏng
Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến ban đầu sẽ khai thác vào quý 2/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.
Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km sẽ mất khoảng 30 phút, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay.
Với tần suất 3-5 phút/chuyến, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h, các xe đều có hệ thống GPS kết nối Trung tâm để giải quyết sự cố phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút.
Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.