Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn Ỉ quý hiếm từ mẩu tai

Nguyễn Tiến Thứ ba, ngày 16/03/2021 10:13 AM (GMT+7)
4 con lợn Ỉ đầu tiên đã được nhân bản thành công vào ngày 10/3 vừa qua từ mẫu mô tai sau 3,5 năm nghiên cứu ròng rã của các nhà khoa học. Vậy quy trình nhân bản 4 con lợn Ỉ này được thực hiện ra sao?
Bình luận 0

Quy trình nhân bản 4 con lợn Ỉ quý hiếm từ mẩu tai

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 2.

Từ tháng 7 năm 2017, đề tài “nghiên cứu tạo lợn Ỉ nhân bản bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma” được triển khai thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm và Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thuỵ Phương. Để hoàn thiện quy trình này và nhân bản thành công, các nhà khoa học đã phải mất hơn 3,5 năm nghiên cứu, thử nghiệm.

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 3.

Đứng trước nguy cơ loài lợn Ỉ bị tuyệt chủng, cách đây hơn 4 năm, Bộ NN&PTNT đã đưa 4 cá thể lợn Ỉ còn sót lại về và giao Công ty Lợn hạt nhân Dabaco nuôi dưỡng, bảo vệ tại Bắc Ninh. Tuy nhiên, khả năng sinh sản tự nhiên của lợn rất hạn chế. Vì thế, các nhà khoa học đã tiến hành việc nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma. Theo đó, các nhà khoa học đã lấy mẫu từ mô tai con lợn Ỉ thuần chủng để làm "vật liệu" chọn, tạo phôi.

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 4.

TS. Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi thông tin: Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, các nhà khoa học đã ngày đêm nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và thực hiện thành công công nghệ nhân bản động vật với quy trình tạo dòng "tế bào cho" từ mô tai lợn Ỉ sử dụng trong quá trình cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản; quy trình tạo dòng "tế bào nhận" có màng sáng hoặc không có màng sáng được sử dụng cho quá trình cấy chuyển nhân tế bào và tạo phôi lợn nhân bản; quy trình cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản với tỷ lệ tạo phôi nang lợn Ỉ nhân bản đạt cao; quy trình cấy chuyển phôi lợn nhân bản.

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 5.

Ưu điểm của phương pháp này dễ thao tác khi cấy chuyển nhân "tế bào cho", tạo được nhiều phôi trong thời gian ngắn. Mặt khác, việc cấy chuyển phôi lợn 5-6 ngày tuổi đã nâng cao tỷ lệ thụ thai từ 24% (ở mức trung bình trên thế giới) lên 61%. Chính vì vậy, ngày 10/3/2021 đã có 4 "lợn Ỉ nhân bản" ra đời, khỏe mạnh và phát triển tốt.

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 6.

Thành tựu nổi bật này đã mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng Công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống; bảo tồn các loài động vật có giá trị cao, động vật quý hiếm.

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 7.

Kết hợp công nghệ nhân bản động vật với công nghệ chỉnh sửa gen để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tạo ra những con lợn nhân bản theo ý muốn, phục vụ cho việc cấy ghép nội tạng trong tương lai.

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 8.

Toàn bộ quy trình cấy chuyển phôi lợn bằng nhân bản.

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 9.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: "Sự kiện nhân bản thành công lợn Ỉ bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma mô tai đánh dấu 1 bước ngoặt quan trọng, góp phần vào thành tựu phục vụ cho ngành chăn nuôi nói riêng và nền nông nghiệp của đất nước".

Cận cảnh quy trình nhân bản 4 con lợn ỉ quý hiếm từ mẩu tai - Ảnh 10.

Tại Việt Nam, giống lợn Ỉ gần như bị tuyệt chủng. Trong tập bản đồ các giống vật nuôi ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT phát hành từ những năm 1990, lợn Ỉ được xếp vào loài đã bị tuyệt chủng.





 

 



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem