Một trong những vật dụng sinh hoạt có tuổi thọ hơn 2.000 năm là chiếc muôi làm bằng đồng, được dùng trong các bữa ăn nhưng đôi khi cũng được dùng làm đồ tùy táng trong các ngôi mộ của văn hóa Đông Sơn. (Hình ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội).
Đĩa đèn bằng đồng, công cụ dùng để thắp sáng không gian trong nhà vào buổi tối của cư dân Đông Sơn xưa. Nguyên liệu dùng để đốt đèn có thể là mỡ động vật.
Các quả chuông đồng có hình dáng dẹt, rất khác với chuông ngày nay. Đây là nhạc cụ dùng trong các sinh hoạt cộng đồng.
Lưỡi cày với các kích cỡ khác nhau, đã được những người nông dân sử dụng cách đây 2.500 năm. Cổ vật Đông Sơn này là minh chứng cho sự phát triển nền nông nghiệp của người Việt cổ.
Cách tra cày vào cán gỗ của người Đông Sơn.
Chiếc cuốc của cư dân Đông Sơn xưa.
Lưỡi hái bằng đồng, được tra vào cán gỗ để gặt lúa.
Các loại bình, nồi, thố, vò bằng đất nung của cư dân văn hóa Đông Sơn.
Nồi và các chân kiềng làm bằng đất nung, dụng cụ nấu ăn phổ biến của người Việt cổ.
Các loại cốc làm bằng đất nung.
Các loại nồi đất.
Bát ăn cơm có tuổi đời hai thiên niên kỷ.
Thạp đồng của người Đông Sơn được chế tác khá tinh xảo.
Các loại thố, bát đủ kích cỡ làm bằng đồng.
Các quả cân làm bằng đồng và bằng đá.
Dấu in hoa văn trang trí trên vải hoặc trên cơ thể.
Chì lưới làm bằng đất nung, công cụ đánh bắt cá của các ngư dân văn hóa Đông Sơn.
Quốc Lê (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.