Hội thảo được tổ chức nhằm tìm ra những giải pháp trong nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, đặc biệt là giải pháp khắc phục những khó khăn khi Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ
Theo báo cáo năm 2010 toàn vùng ĐBSCL có 6.160ha, sản lượng 1,1 triệu tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,4 tỷ USD. ĐBSCL hiện có khoảng 40 doanh nghiệp chế biến cá tra và khoảng 300 đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.
|
Chế biến cá tra xuất khẩu tại An Giang. |
Ông Dương Việt Thắng – Phó Tổng giám đốc Công ty Thủy sản Miền Nam cho rằng: “Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây các nhà máy chế biến ra đời ồ ạt, trong khi nguồn nguyên liệu cung cấp thiếu. Điều này dẫn đến công suất hoạt động của các nhà máy chỉ đạt khoảng 55%. Đây là sự lãng phí rất lớn và các nhà máy trong vùng phải cạnh tranh về giá”.
Để nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam phát triển bền vững, ông Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng:
“Nông dân nuôi cá, các doanh nghiệp chế biến cần ngồi lại với nhau để tìm ra những giải pháp căn cơ nhất. Trong đó kiến nghị quy hoạch lại nguồn nguyên liệu, giá thức ăn, xây dựng các tiêu chuẩn xuất khẩu và doanh nghiệp liên kết với nhau để phát triển bền vững…”.
Về vấn đề này, ông Ngô Quang Trường - một người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi cá tra đưa ra giải pháp: Nhà nước cần xây dựng lại trật tự của nghề nuôi cá tra. Nông dân nào còn khả năng nuôi thì liên kết chặt chẽ với các nhà máy để cung ứng nguồn nguyên liệu tạo đầu ra ổn định. Không nên cho phát triển nghề nuôi ồ ạt, tràn lan”.
Còn ông Dương Việt Thắng – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Miền Nam cho rằng: “Chính quyền địa phương không nên cấp phép xây dựng thêm nhà máy chế biến cá tra, đồng thời phải kiểm soát vùng nguyên liệu sao cho cung vừa đủ cầu bằng cách quy hoạch vùng nuôi, khu nuôi tập trung đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu…”.
Hoàng Mai
Vui lòng nhập nội dung bình luận.