Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thế gian đều cho rằng đế vương là bậc vô tình nhất, nhưng thật ra nhận định này chưa đủ chính xác.
Trên thực tế, trong lịch sự đã xuất hiện rất nhiều bậc đế vương chung tình như là hoàng đế Minh Hiếu Tông của triều đại nhà Minh, cả đời chỉ kết hôn với một người phụ nữ duy nhất và phong làm hoàng hậu, hai người luôn tương kính như thân, tình cảm vô cùng hòa hợp và trở thành giai thoại trong nhân gian.
Ngoài ra còn có Hoàng đế Thanh triều Thanh Thế Tổ Thuận Trị, sau khi Hoàng quý phi Đổng Ngạc qua đời, Hoàng đế Thuận Trị đã vô cùng đau khổ, không thiết làm gì nữa nên quyết định xuất gia và trở thành một nhà sư, điều này chứng tỏ ông là một người rất si tình.
Hoàng đế Càn Long và Hoàng hậu Phú Sát của nhà Thanh cũng có được thứ tình cảm khó ai so sánh được.
Bộ phim đình đám "Diên hi công lược" cũng đề cập đến mối tình giữa ông và Hoàng hậu Phú Sát Bạch Nhật Quang. Hoàng hậu kết hôn với Hoàng đế Càn Long khi còn trẻ, không chỉ giữ được nề nếp chốn hậu cung mà còn được Càn Long yêu thương và kính trọng, bà là hoàng hậu rất được sủng ái trong lịch sử Thanh triều.
Càn Long, tên thật là Thanh Cao Tông Ái Tân Giác La Hoằng Lịch. Niên hiệu Càn Long ngụ ý là trời sinh thịnh vượng.
Càn Long được coi là vị Hoàng đế tương đối nổi tiếng trong lịch sử, trong thời gian trị vì, ông đã một tay đẩy thời kỳ Khang Càn lên đến đỉnh cao. Dưới sự thống trị của ông, nhà Thanh phát triển về thủy lợi và cải tổ luật pháp, từ đó càng trở nên thịnh vượng.
Càn Long thật sự là một vị Hoàng đế xuất sắc, rất siêng năng trong việc chính sự và giữ gìn trật tự đất nước. Thêm vào đó ông còn có một Hoàng hậu rất lương thiện, đó là Hoàng hậu Phú Sát. Càn Long và Hoàng hậu này rất hòa hợp, giữa họ cũng từng phát sinh một câu chuyện nhỏ khá thú vị.
Theo những ghi chép dã sử, Hoàng đế Càn Long đã từng mắc một chứng bệnh trong thời gian trị vì của mình.
Sau khi thăm khám bệnh tình cho Hoàng đế, thái y cảm thấy xấu hổ không dám nói thẳng ra mà chỉ dám nói ông đã mắc một "bệnh lạ" và kê cho ông đơn thuốc cũng rất kỳ lạ, đó là yêu cầu Càn Long ở cùng hoàng hậu của mình trong 100 ngày.
Thực ra căn bệnh mà Càn Long mắc phải khi đó chính là bệnh trĩ bây giờ.
Trong xã hội phong kiến khi đó, có rất nhiều điều cấm kỵ , việc này đương nhiên không thể truyền ra ngoài. Vì thế mà thái y đã nảy ra một ý kiến rất hay, đó là hãy để Hoàng hậu hầu hạ Hoàng đế, dù sao đây cũng là người thân cận nhất của Càn Long, như vậy sẽ tránh được những ngượng ngùng.
Với tình yêu thương cũng như sự chăm sóc tỉ mỉ ngày đêm của Hoàng hậu, bệnh tình của Càn Long ngày một tốt lên, ai nấy đều vui mừng.
Một số người sẽ thắc mắc, tại sao thái y lại kê đơn thuốc như vậy?
Thật ra nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì mối quan hệ giữa Hoàng đế Càn Long và Hoàng hậu Phú Sát rất sâu đậm.
Thái y biết rằng trong một trăm ngày sống cùng nhau, Hoàng hậu sẽ tận tình chăm sóc Càn Long để bệnh của ông mau chóng lành lại, tất nhiên là vẫn cần có thêm sự hướng dẫn, dặn dò của thái y.
Quả nhiên kết quả đúng như thái y nghĩ, Hoàng đế Càn Long đã nhanh chóng lành bệnh.
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa Hoàng đế Càn Long và Hoàng hậu Phú Sát vô cùng chân thành, hơn nữa tình cảm này là vô cùng quý giá khi ở trong gia đình đế vương vốn được cho là rất vô tình.
Điều đáng buồn là Hoàng hậu Phú Sát qua đời sớm ở tuổi 36 vì bạo bệnh, bà không thể sống cùng Càn Long đến lúc đầu bạc răng long. Đây thật là điều vô cùng đáng tiếc giữa hai người.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.