Nhiều người tự hào với thành tích PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) và lớn tiếng rằng học sinh Việt Nam giỏi hơn học sinh Anh, Mỹ...
Giá trị thật của giáo dục đào tạo không phải là kết quả của một bảng xếp hạng, mà là một quá trình phát triển. Sự phát triển đó được đo lường bằng chất lượng của nguồn nhân lực và sản phẩm tri thức được tạo ra.
Trong một bài viết trên Báo Lao Động, TS Nguyễn Sĩ Dũng tính toán, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng tiền bán 3 tấn gạo chỉ mua được một chiếc điện thoại Iphone 5, lượng gạo nặng 3 tấn nhưng chiếc iphone 5 chỉ nặng 112 gram, chênh lệch với nhau về trọng lượng hơn 26.785 lần.
Có thể so sánh với hàng triệu sản phẩm khác của Việt Nam với các quốc gia văn minh, thịnh vượng và sẽ thấy sự chênh lệch đó chính là khoảng cách của tri thức hay nói cách khác là khoảng cách được tạo ra từ các sản phẩm trí tuệ. Sản phẩm trí tuệ chỉ có con người có trí tuệ mới làm được, con người trí tuệ chính là sản phẩm của giáo dục đào tạo.
Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm đào tạo có hàm lượng trí tuệ, mặc dù Việt Nam có số lượng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ hùng hậu.
Đừng ôm niềm vui học sinh Việt Nam giỏi hơn học sinh Mỹ mà quên rằng, một bộ phận sinh viên Việt Nam ra trường phải đào tạo lại mới làm được việc.
Giá trị thật của giáo dục đào tạo không phải là kết quả của một bảng xếp hạng, mà là một quá trình phát triển. Sự phát triển đó được đo lường bằng chất lượng của nguồn nhân lực và sản phẩm tri thức được tạo ra.
Bài học từ các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ là không cần ép học sinh trung học phải nhồi nhét kiến thức, mà cho các em phát triển toàn diện, độc lập suy nghĩ, rèn luyện kỹ năng thực hành, phát huy sáng tạo. Họ không cần bảng điểm thật cao trong học bạ, mà cần một con người biết làm việc và giàu sáng kiến. Họ không cần các tấm gương vươn lên hay vượt qua theo kiểu báo cáo thành tích và “đánh bóng” mà làm ra giá trị thật mang đến hạnh phúc, no ấm cho con người.
Chân Tâm (Chân Tâm)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.