Chiến sự Nga – Ukraine: Việt Nam có thể thiếu nguồn cung nguyên liệu

Thanh Phong Thứ năm, ngày 03/03/2022 09:40 AM (GMT+7)
Theo nhận định từ phía Bộ Công Thương, nếu căng thẳng Nga – Ukraine kéo dài, Việt Nam có thể gặp khó khăn về nguồn cung một số nguyên, nhiên liệu trong vài năm tới.
Bình luận 0

Đại diện Bộ Công Thương cho hay, đánh giá về tác động của căng thẳng Nga – Ukraine đến giao thương 2 nước này hiện vẫn còn quá sớm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, các diễn biến chính trị, quân sự sẽ có ảnh hưởng tới Việt Nam.

Theo đó, căng thẳng Nga - Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá thị trường của một số mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt, dầu mỏ, lúa mỳ, nhôm, nickel, ngô... do thị phần sản xuất và xuất khẩu của các nước trên rất lớn.

Cụ thể, Nga xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng 12% kim ngạch thương mại toàn cầu và khoảng 2,5 triệu thùng/ngày đối với các sản phẩm dầu mỏ, chiếm khoảng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu.

Căng thẳng Nga – Ukraine: Việt Nam có thể thiếu nguồn cung nguyên liệu - Ảnh 1.

Nguồn cung nguyên, nhiên liệu có thể gặp khó khăn nếu căng thẳng Nga - Ukraine kéo dài. (Ảnh: Bnews)

Liên bang Nga cũng là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu và khách hàng lớn nhất của nước này là châu Âu. Đối với mặt hàng nhôm và nickel, Liên bang Nga cũng là nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới.

Đặc biệt, với mặt hàng lúa mỳ, Liên bang Nga và Ukraine chiếm tới 1/4 nguồn cung xuất khẩu lúa mỳ của thế giới). Do đó, Bộ Công Thương nhận định, nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước, trong đó, có Việt Nam.

Ngoài ra, nếu căng thẳng ở Ukraine còn kéo dài sẽ khiến nền kinh tế của Ukraina bị ảnh hưởng mạnh và sẽ tập trung xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Do đó, thương mại giữa Việt Nam và Ukraine khó có tăng trưởng trong khoảng 1-2 năm tới.

Về dài hạn, các lệnh trừng phạt về kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây nhằm vào Liên bang Nga liên tiếp trong thời gian vừa qua, nhất là trong những ngày gần đây Mỹ, EU và nhiều nước đã đưa ra các biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Liên bang Nga, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như tài chính-ngân hàng, trái phiếu chính phủ, xuất khẩu công nghệ, năng lượng...

Nhiều khả năng các nước tiếp tục áp thêm các lệnh trừng phạt, ở diện rộng và sâu (tới các chi nhánh, công ty con, trừng phạt thứ cấp...) khiến việc hợp tác về thương mại và đầu tư với Nga gặp khó khăn trong thời gian tới.

Hiện nay, các nước phương Tây chưa ra quyết định trừng phạt cụ thể nên các hợp đồng sử dụng đồng nội tệ VND-RUB hoặc Euro vẫn còn chưa vướng vấn đề thanh toán.

Trong thời gian tới, EU dự kiến sẽ áp dụng trừng phạt toàn diện với Nga và khi đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại song phương Việt Nam-Nga, chủ yếu ở khâu thanh toán đối với các hợp đồng sử dụng đồng thanh toán là Euro.

Ngoài ra, cũng theo Bộ Công Thương cho hay, mới đây, cơ quan này đã gửi các khuyến cáo cho hiệp hội và doanh nghiệp lưu ý về khả năng hàng hóa bị chậm trễ giao do phải chờ thông quan nhiều ngày, dẫn đến rủi ro trong khâu thanh toán. Đặc biệt, rủi ro có thể rất lớn đối với các hợp đồng thanh toán T/T (chuyển tiền sau khi giao hàng).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem