Ông Thuấn cho biết: Ngành giao thông đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn tai nạn đường sông; sau vụ tai nạn ở xã Quảng Hải (Quảng Bình) vào dịp Tết Kỷ Sửu 2009, không xảy ra tai nạn lớn về đường sông ở các bến đò ngang; năm 2010 tai nạn đường sông cũng giảm hơn năm 2009.
Vụ tai nạn ở sông Lô, tuy không xảy ra với thuyền có chức năng vận tải, mà là một thuyền gia dụng nhưng là một vụ việc rất đáng tiếc.
Theo ông, trong dịp Tết này, nguy cơ tai nạn đường thuỷ như thế nào?
- Tết đến, người dân đi lại, mua bán hàng hoá nhiều nên nguy cơ tai nạn là cao hơn; người dân vì tâm lý vội vàng nên cũng sẽ dễ xảy ra tai nạn.
Đối với các thuyền vận tải khách tại bến đò ngang đang được áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ; còn đối với các thuyền gia dụng như thuyền đánh cá, thuyền tránh lũ như chiếc thuyền tai nạn ở Tuyên Quang, từng tỉnh có quy định riêng.
Theo tôi, dù là thuyền gia dụng nhưng vẫn cần phải trang bị phao hoặc các dụng cụ có thể nổi được trên nước.
Bộ GTVT đã ban hành những biện pháp nào để tăng cường an toàn đường sông dịp Tết này?
- Bộ GTVT và ngành công an đã có kế hoạch để đảm bảo đủ phương tiện và đảm bảo an toàn cho các loại hình vận tải, trong đó có đường sông. Các địa phương cũng đã có kế hoạch cụ thể để thực hiện.
Các bến khách ngang sông cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn trong dịp Tết này. Điều quan trọng nhất là các chủ thuyền phải đảm bảo đủ áo phao cho hành khách; hành khách đi lại cũng phải tự giác tuân thủ mặc áo phao.
Dịp cuối năm cũng là lúc chính quyền địa phương rất bận rộn, e rằng không chú trọng vào vào kiểm tra, xử lý?
- Trong kế hoạch của các tỉnh đã giao trách nhiệm cho các ban ngành, các địa phương. Dịp Tết nguy cơ tai nạn cao hơn, nếu xảy ra thường sẽ rất nghiêm trọng; vì thế, hy vọng các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Cảm ơn ông!
Hồ Thường (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.