Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Trần Đình Thế Thứ hai, ngày 04/04/2016 11:39 AM (GMT+7)
Tại TP.Cần Thơ, Công ty CP Phân bón Bình Điền vừa phối hợp với các văn phòng đại diện phía Nam của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt, Trung tâm Bảo vệ thực vật, cơ quan khuyến nông và 65 nông dân thuộc 13 tỉnh Nam bộ - phát động thực hiện chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Bình luận 0

Kịp thời, đúng hướng

 

Ông Ngô Văn Đông, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền đánh giá, lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của Việt Nam, nhất là ở các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo đang đứng trước những thách thức to lớn do tác động của biến đổi khí hậu: hạn hán, xâm nhập mặn,… Trong khi nguồn lực để xây dựng những công trình còn có hạn thì những biện pháp phi công trình như chọn giống, phân bón, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp…đang là cứu cánh cho cây lúa.

“Chương trình Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai ngay từ vụ hè thu 2016 bằng các mô hình rải đều khắp 13 tỉnh thành Nam bộ. Toàn bộ quy trình canh tác cho cả vụ lúa được cập nhật từ hướng dẫn trực tiếp của các nhà khoa học tại ruộng và phát trên các đài truyền hình Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang để nông dân trong và ngoài mô hình đều có thể áp dụng. Đây là một bước thể hiện quyết tâm “Đồng hành cùng nhà nông” của phân bón Đầu Trâu- Bình Điền” – ông Đông nói.

img

TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông QG.

Dự lễ phát động với tư cách cơ quan chỉ đạo chương trình, TS Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, việc Công ty Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và tỉnh thành Nam bộ tiếp tục duy trì, phát triển chương trình khoa giáo “Đồng hành và chia sẻ” với chuyên mục “Từ ruộng vườn đến trường quay”, đột vào một vấn đề vừa có tính thời sự, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài là canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là chương trình rất kịp thời, cần thiết, đúng với chủ trương của Bộ NNPTNH và một số đề án mà Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang triển khai, nhằm giúp nhà nông sản xuất lúa gạo không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định mà còn phải bền vững trước những tác động ngày càng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, nhận định: “Chương trình sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” được Ban cố vấn lập ra rất cụ thể, có sự vào cuộc, tham gia chính thức của hệ thống khuyến nông từ quốc gia đến các tỉnh. Được truyền hình trên nhiều đài địa phương nên sự lan tỏa là rất lớn, đến mọi ngõ ngách, mọi nông dân. Ví dụ từ truyền thống sạ hơn 200 kg lúa giống/ha, đến nay nông dân đã sạ dưới 150 kg/ha. Và theo hướng dẫn của các nhà khoa học trong chương trình này là chỉ sạ dưới 80 kg giống/ha, truyền hình sẽ giúp bà con toàn vùng làm theo thôi. Hay trước đây mạnh ai nấy bơm nước vô ruộng, nay nông dân biết bảo nhau cùng bơm để giảm thất thoát nước…”

Chặt chẽ, chu đáo

PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Trưởng cơ quan thường trực phía Nam- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thay mặt Ban cố vấn cho biết, chương trình bảo đảm tài trợ 100% giống lúa, phân bón cho 65 hộ tham gia mô hình (mỗi tỉnh 5 hộ, mỗi hộ sử dụng 0,5ha trồng lúa). Cuối năm, chương trình sẽ bình chọn các mô hình tiêu biểu đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng lúa ở nước ngoài.

img

Trao tặng nông dân thiết bị đo dộ mặn của nước.

Tham gia chương trình, nông dân Võ thành Giáp, ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, khá hồ hởi: “Hồi nào tới giờ mình trồng lúa tự phát, nay được các nhà khoa học chỉ vẽ tận tình từ làm đất, chọn giống, chọn phân cho tới khi thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Rồi còn được cập nhật kiến thức về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lúa, các biện pháp hạn chế tác hại của mặn, dịch hại vụ lúa hè thu 2016, lợi ích của việc giảm lượng giống gieo sạ;… rất hay. Tôi phải thay đổi cách làm mới ứng phó được với thời tiết khắc nghiệt thôi”.

Tương tự, nông dân Nguyễn Thị Diễm, ở xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, cũng nhận xét rằng chương trình rất hay, rất thời sự, lại được ban tổ chức triển khai thật cụ thể. “Tham gia chương trình là các nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp, Cty Bình Điền lại bỏ ra không ít tiền, không lẽ uổng phí? Tôi đang hào hứng tham gia và hy vọng sẽ thành công” – bà Diễm cười tươi.

Bộ sản phẩm phân bón tài trợ cho chương trình, gồm: Đầu Trâu mặn, phèn, Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2, Đầu Trâu Kali, Đạm vàng Đầu Trâu 46A+, DAP Avail thuộc đề tài nghiên cứu KH-CN cấp Bộ Công thương- Th.S Phạm Anh Cường).  

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem