Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung ở UAE: Một cuộc đấu trí trên sa mạc

Huỳnh Dũng Chủ nhật, ngày 16/10/2022 13:57 PM (GMT+7)
UAE mở cửa đón nhận công nghệ AI của Trung Quốc bất chấp lo ngại của Mỹ. Cuối cùng, tình thế này sẽ sớm biến thành phương trình lưỡng cực cho các bên thứ ba.
Bình luận 0

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong những đồng minh lâu đời và đáng tin cậy nhất của Mỹ ở Trung Đông. Trong nhiều thập kỷ, khối các nước này đã mua hàng tỷ USD vũ khí công nghệ của Mỹ và lực lượng vũ trang của họ được đào tạo bởi Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mối quan hệ thân thiết này ngày càng căng thẳng.

Chính sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự thâm nhập ngày càng tăng của nước này vào Trung Đông đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với vị thế của Mỹ ở một khu vực quan trọng về mặt chiến lược của thế giới. Trong khi Liên Xô cố gắng thách thức sự thống trị của Mỹ ở Trung Đông bằng liên minh với Ai Cập và Syria, nhưng những nỗ lực của họ đã thất bại, thì Trung Quốc đặt ra thách thức lớn hơn nhiều đối với vị thế thống trị của Mỹ trong khu vực so với những gì Liên Xô từng làm.

Chính sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự thâm nhập ngày càng tăng của nước này vào Trung Đông đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với vị thế của Mỹ ở một khu vực quan trọng về mặt chiến lược của thế giới. Ảnh: @AFP.

Chính sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự thâm nhập ngày càng tăng của nước này vào Trung Đông đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với vị thế của Mỹ ở một khu vực quan trọng về mặt chiến lược của thế giới. Ảnh: @AFP.

Mới đây, Omar Sultan al Olama, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao UAE về trí tuệ nhân tạo, nền kinh tế kỹ thuật số và các ứng dụng làm việc từ xa, nói với Tạp chí Nikkei Asia rằng, UAE sẵn sàng sử dụng công nghệ của Trung Quốc, lưu ý rằng: "Miễn là nó có ý nghĩa kinh tế, chúng tôi sẽ sử dụng nó".

Ông khẳng định, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất không lo lắng về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và sẵn sàng hợp tác với các nước trên thế giới, bộ trưởng chủ chốt này cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Điển hình là Huawei đã phát triển 5G ở Qatar từ năm 2018, khi họ mở một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn tại quốc gia này. Năm 2019, Huawei đã ký thỏa thuận hợp tác với nhà cung cấp viễn thông Zain của Ả Rập Xê-út để ra mắt mạng cục bộ 5G đầu tiên ở Trung Đông và Bắc Phi.

Năm 2017, Huawei đã ra mắt Cairo OpenLab như một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Bắc Phi, đồng thời thiết lập quan hệ đối tác với nhiều trường đại học trong khu vực để đào tạo sinh viên địa phương. Tại Tunisia và Algeria, Trung Quốc đã sử dụng hệ thống Vệ tinh dẫn đường BeiDou áp dụng trong nông nghiệp, viễn thông, giám sát hàng hải và cứu trợ thiên tai tại các nước này.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã thúc ép UAE và một số đồng minh khác của Hoa Kỳ trên thế giới không mua thiết bị viễn thông 5G từ Huawei của Trung Quốc. 

Al Olama nói rằng, khi nói đến vận hành công nghệ ở UAE, "Không quốc gia nào có lợi thế hơn quốc gia khác". Khi được hỏi về việc liệu UAE có bất kỳ lo ngại nào về việc Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm của UAE hay không, Al Olama nói: "Chúng tôi hiện đang tập hợp các luật và quy định pháp luật để cho phép một số chủ thể truy cập dữ liệu. Chúng tôi sẽ không đưa ra một thông tin cụ thể nào, quốc gia, công ty hay cá nhân. Chúng tôi sẽ biến điều này thành hướng dẫn cụ thể mà mọi người có thể an tâm sử dụng".

Camille Lons, một cộng sự nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói với tờ Nikkei Asia rằng: "Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về các công nghệ mới nổi trong thập kỷ tới và điều này rất phù hợp với kế hoạch đầu tư của chính UAE vào công nghệ mới, và để đa dạng hóa nền kinh tế của họ. Sẽ có cơ hội để đầu tư chung và các chương trình nghiên cứu và phát triển".

Camille Lons cũng lưu ý rằng: "Các quốc gia vùng Vịnh đã sẵn sàng gửi thông điệp tới Washington trong những tháng gần đây rằng, họ sẽ không bị quyết định về việc họ có thể làm ăn với ai từ bất kỳ ai. Đó là một vấn đề mang tính nguyên tắc đối với các quốc gia vùng Vịnh".

Camille Lons còn nói thêm rằng, Mỹ rất lo ngại về khía cạnh công nghệ quân sự khi UAE hợp tác với Trung Quốc. Ông nói: "Đối với Mỹ, đó là một vấn đề hoạt động: các mạng lưới do Trung Quốc kiểm soát có thể ảnh hưởng đến khả năng tiến hành các hoạt động của Mỹ trong khu vực.

"Đây cuối cùng là lý do tại sao việc bán F-35 của Mỹ cho UAE đang bị đình trệ", ông nói, đồng thời lưu ý đến sự đình trệ doanh số bán máy bay chiến đấu tiên tiến của Mỹ cho quốc gia vùng Vịnh. Bởi Hoa Kỳ yêu cầu các bảo đảm từ khu vực UAE rằng, công nghệ của Hoa Kỳ sẽ không bị Trung Quốc can thiệp. Nhưng điều này không có nghĩa là UAE không được phép đưa ra lựa chọn của riêng mình, mà là họ phải hiểu hậu quả khi họ làm như vậy, đặc biệt là sự cạnh tranh quyền lực lớn xung quanh mối quan hệ Mỹ-Trung đang biến thành một phương trình lưỡng cực cho các bên thứ ba".

Trong một dự luật ủy quyền tình báo tài khóa trước đây, các nhà lập pháp đã yêu cầu các cơ quan gián điệp của Mỹ đánh giá và cung cấp chi tiết về "sự hợp tác giữa Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất liên quan đến quốc phòng, an ninh, công nghệ và các chiến lược khác, những vấn đề nhạy cảm liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ".

Sau đó, các nhà lập pháp đã chỉ đạo Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia kiểm tra lại những đảm bảo trước đó từ văn phòng rằng UAE rằng, họ có thực hiện các biện pháp bảo vệ để bảo vệ công nghệ quân sự của Mỹ hay không.  Hay nói rõ hơn là UAE "có khả thi và đủ để bảo vệ công nghệ của Hoa Kỳ không bị chuyển giao cho Trung Quốc hoặc các bên thứ ba khác hay không.

Hoa Kỳ sẽ nhạy cảm hơn nhiều vì nguy cơ bị cố ý chuyển giao hoặc vô tình rò rỉ công nghệ cho Trung Quốc từ các đối tác. Ảnh: @AFP.

Hoa Kỳ sẽ nhạy cảm hơn nhiều vì nguy cơ bị cố ý chuyển giao hoặc vô tình rò rỉ công nghệ cho Trung Quốc từ các đối tác. Ảnh: @AFP.

Sau đó, việc bán máy bay phản lực F-35 tiềm năng đã vấp phải sự phản đối của đa đảng trong Quốc hội Mỹ. Nhưng một cuộc bỏ phiếu của Thượng viện nhằm ngăn chặn việc bán máy bay phản lực cho UAE đã thất bại trong gang tấc vào tháng 12 năm 2020. Đến tháng 12 năm 2021, các quan chức UAE đã quyết định từ bỏ thỏa thuận công nghệ vũ khí với Mỹ, trong khi đó, các quan chức chính quyền Biden khẳng định họ vẫn đang xem xét để tiến tới đàm phán lại về vấn đề này.

Vào tháng 2/2022, ấn phẩm quốc phòng Janes đưa tin UAE đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc để mua 12 chiếc máy bay phản lực L-15 của công ty nhà nước này, cùng với các lựa chọn mua thêm 36 chiếc khác. "Điều chúng tôi lo lắng là ranh giới giữa cạnh tranh công nghệ gay gắt và một cuộc Chiến tranh Lạnh mới", Anwar Gargash, cố vấn ngoại giao của chính phủ UAE, cho biết.

Còn John Calabrese, giám đốc Dự án Trung Đông-Á tại Viện Nghiên cứu Trung Đông cho biết, sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lan sang các đoạn địa lý khác nhau, và có tác động đối với các đồng minh của Hoa Kỳ. Calabrese nói: "Hoa Kỳ sẽ nhạy cảm hơn nhiều vì nguy cơ bị cố ý chuyển giao hoặc vô tình rò rỉ công nghệ cho Trung Quốc từ các đối tác.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem